6 nguyên nhân gây suy tim mạn tính thường gặp

Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ tim mạch, sáng lập viên Cardiac Home

Hiện đang công tác tại Viện Tim Mạch, Bệnh Viện Bạch Mai

Suy tim được mô tả là một bệnh lý phổ biến nhất ở người lớn tuổi, đây là một tình trạng bệnh lý do thiếu máu chảy qua tim để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất hàng ngày của cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về bệnh suy tim và những nguyên nhân gây suy tim thường gặp. Thông tin được cung cấp bởi đội ngũ bác sĩ tim mạch, sáng lập viên Cardiac Home, hiện đang công tác tại Viện Tim Mạch, Bệnh Viện Bạch Mai.

Suy tim là bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu các nguyên nhân gây suy tim chúng ta cần nắm rõ suy tim là gì. Theo định nghĩa của hội tim mạch Việt Nam 2022, suy tim là một hội chứng lâm sàng do biến đổi cấu trúc hoặc chức năng của tim bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Hậu quả là làm tăng áp lực trong buồng tim, giảm cung lượng tim khi bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc khi gắng sức.

Hiểu một cách đơn giản thì suy tim là tình trạng tim không còn đủ khả năng đảm bảo cho việc tống máu đi và nhận máu về để đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động của cơ thể.

Ở bệnh nhân suy tim, máu chảy khắp cơ thể và tim hoạt động chậm hơn so với người bình thường. Vì nguồn cung cấp máu không đủ nên các buồng tim có thể phản ứng bằng cách giãn ra để chứa nhiều máu hơn. Điều này giúp giữ cho máu di chuyển qua hệ thống tuần hoàn. Tuy nhiên, cuối cùng, cơ tim sẽ trở nên yếu hơn và không hoạt động theo cách cũ.

benh suy tim

Dấu hiệu suy tim phổ biến

Suy tim là căn bệnh thường gặp và nguy hiểm ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt là ở những người cao tuổi. Suy tim hiện không thể điều trị được dứt điểm, tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát nó bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ và điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Các triệu chứng phổ biến của suy tim bạn có thể tham khảo cụ thnhư sau:

  • Thở gấp trong khi hoạt động gắng sức hoặc nghỉ ngơi.
  • Mệt mỏi.
  • Cổ trướng và phù chân (tích tụ dịch trong khoang phúc mạc).
  • Mất nước.
  • Tức ngực.
  • Không có khả năng thực hiện hoạt động mạnh;
  • Hay ho khan về đêm;
  • Nhịp tim nhanh (trên 120 nhịp/phút khi nghỉ ngơi).

6 nguyên nhân gây suy tim thường gặp nhất

Dưới đây là 6 nguyên nhân suy tim mạn tính mời bạn tham khảo:

Bệnh lý động mạch vành

Động mạch vành là động mạch cung cấp máu cho tim, nó giúp tim tiếp tục hoạt động bơm máu cho cơ thể. Bất kỳ tổn thương nào trong hệ thống động mạch vành đều có thể gây ra suy tim. Các triệu chứng phổ biến của tình trạng động mạch vành là:

  • Nhồi máu cơ tim: Gồm nhồi máu cơ tim ST chênh lên, nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên
  • Bất thường động mạch vành: Phình giãn động mạch vành, thông động mạch vành động mạch phổi…
  • Hội chứng động mạch vành cấp, động mạch vành mạn tính.

nguyen nhan gay suy tim do benh dong mach vanh

>>> Có thể bạn quan tâm: 3 biến chứng nhồi máu cơ tim cấp mà bạn cần biết

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy tim, đặc biệt là tăng huyết áp được kiểm soát kém, không được điều trị.

Bệnh van tim

Để duy trì hoạt động tốt và duy trì nhiệm vụ lấy máu và nhận máu thường xuyên, tim được trang bị một loạt các van tim cho phép máu chảy theo một hướng trong các buồng tim. Tim bên trái được trang bị van hai lá cũng như van động mạch chủ. Tim bên phải được trang bị van ba lá cũng như van phổi. Bất kỳ khiếm khuyết nào trong van tim đều có thể gây suy tim, các tổn thương van tim hay gặp gồm: 

  • Bệnh van 2 lá: Hẹp van 2 lá, hở van 2 lá, hẹp hở van 2 lá..
  • Bệnh van động mạch chủ: Hẹp van động mạch chủ, hở van động mạch chủ, hẹp hở van động mạch chủ
  • Bệnh van 3 lá, van động mạch phổi: Hẹp van động mạch phổi, hở van 3 lá…
  • Các bệnh lý van tim có thể là mắc phải hoặc bẩm sinh,..

Rối loạn nhịp tim

Để duy trì một quá trình độc lập, tự chủ, trái tim cần có một hệ thống dẫn truyền và tự phát nhịp. Bất kỳ vấn đề nào xảy ra ở hệ thống này đều có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim và dẫn đến tim ngừng đập. Suy tim có thể gây tử vong nếu không được nhận biết và điều trị đúng cách, các rối loạn nhịp thường gặp gồm:

  • Rung nhĩ, nhịp nhanh nhĩ, ngoại tâm thu nhĩ, cơn nhịp nhanh kịch phát…
  • Ngoại tâm thu thất, nhịp bộ nối, nhịp nhanh thất, nhịp chậm xoang,…

roi loan nhip tim gay suy tim

Bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim là nguyên nhân dẫn đến suy tim tiếp theo không thể bỏ qua. Đây là tình trạng tổn thương cơ tim do nhiều cơ chế khác nhau (nhiễm trùng, miễn dịch., stress…). Một số bệnh lý cơ tim thường gặp nhất bao gồm:

  • Viêm cơ tim
  • Bệnh cơ tim giãn
  • Bệnh cơ tim phì đại
  • Bệnh cơ tim hạn chế
  • Bệnh cơ tim chu sản
  • Hội chứng takotsubo
  • Nhiễm độc cơ tim: Do rượu, nghiện chất…

Bệnh lý bẩm sinh

Các bệnh lý tim bẩm sinh là bất thường về cấu trúc hoặc chức năng tim từ lúc mới sinh ra, một số bệnh tim bẩm sinh phổ biến bao gồm:

  • Thông liên nhĩ
  • Thông liên thất
  • Còn ống động mạch
  • Tứ chứng fallot
  • Hẹp eo động mạch chủ…

Còn nhiều nguyên nhân gây suy tim khác như cường giáp, viêm màng ngoài tim, nhiễm trùng, thiếu vitamin B1 do xạ trị, dùng thuốc…

Mỗi người phải chủ động khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm, điều trị sớm và theo dõi đúng cách khi có dấu hiệu mắc bệnh tim hoặc có khả năng mắc bệnh suy tim. Chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể mang lại nhiều lợi thế so với chẩn đoán xảy ra ở giai đoạn sau.

Phương pháp chẩn đoán suy tim

Mặc dù chưa có xét nghiệm kết luận để xác định xem bạn có bị suy tim hay không, nhưng bác sĩ sẽ kiểm tra các biểu hiện và triệu chứng của bạn bằng nhiều xét nghiệm khác nhau như:

  • Điện tâm đồ: Xét nghiệm này có thể cho biết bạn bị dày tâm nhĩ, dày tâm thất hoặc rối loạn nhịp tim, thiếu máu cục bộ cơ tim và nhồi máu cơ tim. Những dấu hiệu này là dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng bị suy tim.
  • Chụp X-quang tim phổi là xét nghiệm sống còn để chẩn đoán các vấn đề về tim. Tim quá to hoặc tăng tắc nghẽn phổi có thể là dấu hiệu của suy tim do nhiều nguyên nhân. Chụp X-quang tim phổi cũng có thể xác định lý do suy tim hoặc khó thở do các nguyên nhân khác (tràn dịch màng phổi và tràn dịch màng ngoài tim). 
  • Kiểm tra siêu âm tim: Kiểm tra này có thể giúp xác định xem tim có hoạt động bình thường hay không (phân suất tống máu hay còn gọi là EEF), có giãn thành tâm thất hay không, từ đó có thể xác định căn nguyên của suy tim.
  • BNP: Là nội tiết tố ngoại sinh thường tăng lên khi thành tim bị kéo căng và áp suất bên trong buồng tim tăng lên. Nếu nồng độ trong máu cao hơn 500pg/ml thì khả năng cao là bạn bị suy tim. Nếu mức từ 100 đến 500 pg/ml, có thể bạn bị bệnh tim hoặc bắt đầu phát triển bệnh suy tim hay mắc một tình trạng bệnh lý khác ảnh hưởng đến tim. Nếu mức BNP dưới 100 pg/ml thì nguy cơ bị suy tim không cao.
  • Các xét nghiệm khác bao gồm: Creatinin máu, điện giải đồ, các xét nghiệm nguyên nhân bao gồm MSCT và DSA mạch vành để xác định gốc rễ của thiếu máu cơ tim.

chan doan suy tim

>>> Xem thêm: Chẩn đoán triệu chứng suy tim mạn tính phổ biến

Những câu hỏi thường gặp của bệnh nhân suy tim

Dưới đây là một số thắc mắc của các bệnh nhân suy tim, tất cả sẽ được giải đáp chi tiết bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên tim mạch tại Cardiac Home:

Bệnh suy tim nguy hiểm ra sao?

Theo số liệu của Bộ Y tế, hàng năm có khoảng 60% bệnh nhân nhập viện tại các bệnh viện tim mạch ở nước ta bị suy tim ở các mức độ khác nhau. Bệnh nhân suy tim có cơ hội sống sót cực kỳ thấp nếu biểu hiện nhiều dấu hiệu lâm sàng cũng như các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

Suy tim có thể có tác động đáng kể đến sức khỏe của một người, những người bị suy tim thường cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, tức ngực, khó thở,… Những triệu chứng này có thể hạn chế các hoạt động của bệnh nhân và làm giảm chất lượng cuộc sống của họ. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách và nhanh chóng có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh suy tim chữa được không?

Suy tim là tình trạng tim hoạt động không bình thường và không thể cung cấp đủ oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng này có thể được điều trị hoặc không dựa trên nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của suy tim. Nếu lý do suy tim là do hẹp van hoặc hẹp động mạch van, bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn nếu thay van sớm, hoặc nếu bệnh tim bẩm sinh được điều trị ở giai đoạn đầu thì bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn.

Suy tim do các bệnh mãn tính như viêm cơ tim, tiểu đường, tăng huyết áp và nhiều bệnh khác sẽ không được chữa khỏi hoàn toàn khi cấu trúc của tim bị thay đổi. Bệnh nhân được chẩn đoán muộn hoặc do mắc bệnh mãn tính khó để chữa được. Tuy nhiên vẫn có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng suy tim nếu bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị và thích nghi với lối sống lành mạnh hơn

benh suy tim chua duoc khong

Bệnh suy tim có cần phải kiêng ăn gì không?

Dưới đây là những loại thực phẩm mà người suy tim nên tránh:

  • Thực phẩm giàu chất béo như các món ăn chiên rán, đóng hộp, thức ăn sẵn,…
  • Thuốc lá và rượu
  • Hạn chế đồ mặn, hình thành thói quen giảm lượng muối trong thực phẩm, gia vị,…
  • Tránh ăn thịt đỏ như thịt bò, ức dê, thịt cừu,… vì có chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho tim mạch.

>>> Xem thêm: Thực phẩm và đồ uống cho người suy tim – Tư vấn của bác sĩ

Nếu có nhu cầu khám tổng quát về tim mạch để đảm bảo sức khỏe hay phát hiện sớm các triệu chứng suy tim thì bạn có thể liên hệ Cardiac Home.

Cardiac Home mang đến dịch vụ khám tim mạch tại nhà như: điện tâm đồ, siêu âm tim.. giúp phát hiện tình trạng suy tim, nguy cơ suy tim, nguyên nhân gây suy tim từ những giai đoạn sớm, từ đó tham vấn kế hoạch điều trị phù hợp để an tâm hơn về sức khỏe tim mạch của bản thân và gia đình.