Chẩn đoán triệu chứng suy tim mạn tính phổ biến

Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ tim mạch, sáng lập viên Cardiac Home

Hiện đang công tác tại Viện Tim Mạch, Bệnh Viện Bạch Mai

 

Suy tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới và đang có xu hướng gia tăng. Tình trạng này xảy ra khi tim không thể cung cấp đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Đây là hậu quả cuối cùng của các bệnh tim mạch liên quan đến những bất thường về chức năng và cấu trúc của tim. Việc điều trị đúng cách sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh suy tim và giúp bệnh nhân sống lâu hơn.

Tổng quan về suy tim mạn tính

Suy tim mạn tính là gì?

Suy tim mạn tính là một thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng tim không hoạt động bình thường. Đây là tình trạng tim yếu đi và chức năng bơm máu trong tim bị suy giảm. Tim của những người mắc bệnh suy tim vẫn hoạt động nhưng lại hoạt động kém hiệu quả hơn.

Suy tim mạn tính thường phổ biến hơn ở những người cao tuổi, thường ở độ tuổi từ 70 đến 90. Bệnh cũng phổ biến hơn ở nam giới hơn là nữ giới. Tình trạng suy tim sẽ kéo dài suốt đời có xu hướng tồi tệ hơn theo thời gian. Tình trạng này thường không được chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên, các triệu chứng bệnh suy tim có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và nếu cần thiết sẽ phải phẫu thuật. Phương pháp điều trị phù hợp có thể giúp cải thiện các triệu chứng suy tim mạn tính, đồng thời có thể giúp một số bệnh nhân sống lâu hơn.

suy tim man tinh la gi

Nguyên nhân khiến bị suy tim mạn tính

Suy tim mạn tính có thể là sự kết hợp của một số nguyên nhân và thường được coi là một biến chứng cơ bản của một loạt bệnh. Một trong những nguyên nhân chính gây suy tim mạn tính là bệnh động mạch vành. Suy tim mạn tính cũng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác như: bệnh nhân mắc bệnh nhồi máu cơ tim do thiếu máu cục bộ, rối loạn nhịp tim do tăng huyết áp, hở van tim,…

Cũng có những nguyên nhân mang tính hệ thống gây ra bệnh tim mạn tính, chẳng hạn như rối loạn chức năng tuyến giáp, thiếu máu do nhiễm trùng, bệnh tiểu đường hoặc bệnh nhân đã sử dụng các liệu pháp xạ trị hoặc hóa trị trước đó.

Ngoài ra, bệnh suy tim mạn tính cũng có thể do di truyền gây nên như bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn hoặc bệnh cơ tim bên phải loạn nhịp tim, cơ tim giãn,…

Bên cạnh đó việc lạm dụng rượu bia và các chất kích thích như amphetamine cũng có thể gây suy tim. Các tác nhân gây mất bù có thể bao gồm việc không tuân thủ điều trị, dùng thuốc và chế độ điều trị không phù hợp.

>>> Xem thêm: 3 biến chứng nhồi máu cơ tim cấp mà bạn cần biết

Chẩn đoán triệu chứng suy tim mạn tính

Triệu chứng suy tim trái

Bệnh nhân suy tim trái thường có hai triệu chứng chính là ho và khó thở, trong đó khó thở là biểu hiện thường gặp nhất. Lúc đầu người bệnh khó thở khi vận động, nhưng sau đó cơn khó thở ngắt quãng, thường đột ngột rồi tăng dần. Ngoài ra, họ thường xuyên ho vào buổi tối hoặc khi tập thể dục, ho khan có thể lẫn máu và đờm.

Khi quan sát tim ở người bị suy tim trái, mỏm tim lệch sang trái và có thể cảm nhận được tiếng thổi tâm thu ở mỏm tim. Ngoài ra, bệnh nhân bị sưng và có tiếng ran ở đáy phổi. 

Bệnh nhân suy tim trái không bị tăng huyết áp tâm thu cũng như huyết áp tâm trương bình thường. Để nhận biết bệnh nhân suy tim trái phải dựa vào kết quả điện tâm đồ, chụp X-quang, siêu âm tim và xét nghiệm huyết động.

Triệu chứng suy tim phải

Bệnh nhân suy tim phải cũng có thể có dấu hiệu khó thở tuy nhiên khó thở nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh suy tim. Bệnh nhân thường bị khó thở thường xuyên, nhưng không trầm trọng như suy tim trái. Ngoài ra, có một số bệnh nhân có thể có dấu hiệu xanh tím tùy theo mức độ bệnh lý.

Bệnh nhân bị suy tim phải thường bị ứ máu ngoại vi bao gồm gan to, tăng cao áp lực tĩnh mạch ngoại vi và trung tâm, tĩnh mạch cổ nổi. Bệnh nhân bị suy tim phải cũng bị phù bề, ban đầu phù chân trước sau đó thì có thể phù toàn thân. Đôi khi, nó kết hợp thêm triệu chứng cổ trướng và thiểu niệu.

Cũng như bệnh nhân suy tim trái, để xác định bệnh nhân bị suy tim phải cần thực hiện các xét nghiệm kiểm tra bệnh lý tim bao gồm chụp X-quang, điện tâm đồ và siêu âm,…

trieu chung benh suy tim

Triệu chứng suy tim toàn bộ

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim toàn bộ, các triệu chứng sẽ biểu hiện nổi trội hơn suy tim phải. Trong trường hợp này bệnh nhân thường xuyên bị khó thở, phù nề toàn thân, cổ trướng hoặc tràn dịch màng phổi, gan to…

Những dấu hiệu phát hiện suy tim

Mệt mỏi

Mệt mỏi là một triệu chứng điển hình, nó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và đây cũng là một trong những triệu chứng bệnh suy tim. Nguyên nhân là do tim không sản xuất đủ oxy trong máu để cung cấp cho nhu cầu năng lượng của cơ thể do khả năng co bóp của tim bị suy giảm. Cảm giác mệt mỏi lúc mới đầu sẽ không liên tục, nhất là khi làm việc gắng sức, nhưng càng về sau cảm giác mệt mỏi càng thường xuyên hơn và xuất hiện ngay cả trong trạng thái nghỉ ngơi.

Thể lực bị hạn chế

Những người bị suy tim thường không thể chơi các môn thể thao nặng. Thậm chí họ cũng không thể mang vác vật nặng quá sức. Đặc biệt những môn cần nhiều sức lực như chơi thể thao đối kháng, làm việc trong thời gian dài… dễ dẫn đến mệt mỏi, khó thở hay thở gấp.

Khó thở

Chứng khó thở xảy ra trong bệnh tim phần lớn là do ứ dịch trong phổi. Bệnh nhân suy tim sẽ bị khó thở sau khi gắng sức hoặc khi ngủ trong đêm cũng có thể khiến bạn phải ngồi dậy và thở. Điều này có thể xảy ra không thường xuyên nhưng sau thời gian dài tình trạng khó thở có thể diễn ra liên tục, ngay cả khi hoạt động vừa phải hoặc nghỉ ngơi, thường đi kèm với ho khan hoặc thở khò khè.

dau hieu suy tim

Phù chân

Triệu chứng suy tim mạn tính tiếp theo là phù chân, phù nề cơ thể. Nguyên nhân gây phù chân là do máu không thể di chuyển ra ngoài và khiến máu bị ứ đọng trong tĩnh mạch quay trở lại về tim. Phù do suy tim được đặc trưng bởi phù nề phần dưới cơ thể, cơ thể chúng sẽ mềm, ấn lõm ở cả hai chân. Trong giai đoạn đầu, phù nề chỉ xuất hiện trong khi hoạt động hoặc gần cuối ngày nhưng về sau sẽ phù nề thường xuyên hơn.

Ứ huyết ở phổi

Do sự lưu thông máu trong mô phổi bị hạn chế nên có nguy cơ bị ứ đọng máu trong các mao mạch phổi. Tình trạng này có thể gây ra các biểu hiện như ho khan, thở rít và các vấn đề khác về hô hấp. 

Các triệu chứng bệnh suy tim có thể thay đổi đáng kể, ban đầu chúng sẽ không biểu hiện gì nhiều nên khó để nhận thấy. Do đó bạn cần phải theo dõi sức khỏe kỹ càng để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tim.

>>> Có thể bạn quan tâm: Rối loạn nhịp tim: Nguyên nhân và các biểu hiện thường gặp

Điều trị bệnh suy tim như thế nào?

Bệnh suy tim không thể được điều trị dứt điểm nhưng các triệu chứng bệnh suy tim có thể thuyên giảm nhờ điều trị liên tục. Trong phần lớn các trường hợp suy tim, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc hoặc làm phẫu thuật cho bệnh nhân.

Thuốc điều trị

Để điều trị suy tim các bác sĩ kết hợp thuốc dựa trên triệu chứng, giai đoạn xảy ra và nguyên nhân gây bệnh. Các loại thuốc được sử dụng để điều trị suy tim bao gồm:

  • Thuốc ức chế men chuyển: Những loại thuốc này có lợi cho những người bị suy tim vì chúng có thể làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, tăng lưu lượng máu và giảm bớt gánh nặng cho tim.
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II: Nhóm thuốc này có thể được sử dụng thay thế cho những bệnh nhân không dung nạp với thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE).
  • Thuốc chẹn bêta: Là một trong những loại thuốc có tác dụng làm giảm nhịp tim, giảm huyết áp, cắt cơn và điều trị rối loạn nhịp tim nhanh. Chúng cũng cải thiện chức năng tim và tránh đột tử.
  • Thuốc tăng co bóp tim: Là thuốc tiêm tĩnh mạch được sử dụng cho những người bị suy tim nặng để tăng cường chức năng bơm tim và duy trì huyết áp. 
  • Digoxin (Lanoxin): Thuốc này hỗ trợ tăng khả năng co bóp của mô cơ tim, đặc biệt ở những bệnh nhân bị suy tim và rung tâm nhĩ.

dung thuoc dieu tri benh suy tim

Phẫu thuật

Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể khuyên nên phẫu thuật để giải quyết gốc rễ của bệnh suy tim, chẳng hạn như phẫu thuật van tim nếu trục trặc tim là do các vấn đề về van tim và phẫu thuật bắc cầu mạch vành nếu suy tim là do hẹp động mạch vành. 

Hai phương pháp được nghiên cứu và sử dụng nhiều nhất là cấy máy khử rung tim tự động (ICD) và ghép tim. Cả 2 kỹ thuật này đều được sử dụng trong các bệnh viện lớn và được thực hiện bởi các bác sĩ được đào tạo chuyên sâu.

  • Máy khử rung tim tự động (ICD): Là một thiết bị được sử dụng cho những bệnh nhân có phân suất tống máu thấp dưới 35%, để ngăn chặn đột quỵ do rối loạn nhịp tim. Nếu tim đang bị rung tâm thất, hoặc nhịp tim nhanh, máy sẽ phát ra một dòng điện, tương tự như điện giật, giúp ngừng loạn nhịp tim và khôi phục nhịp tim trở lại bình thường.
  • Ghép tim: Trong trường hợp bệnh ở giai đoạn cuối và không được điều trị bằng các biện pháp điều trị trước đó thì nên sử dụng phương pháp ghép tim. Ghép tim có thể tăng khả năng sống sót và cải thiện chất lượng sức khỏe cho những bệnh nhân suy tim nặng.

>>> Xem thêm: Chấn đoán hội chứng mạch vành mạn tính chuẩn xác

Nếu bạn đang lo lắng cơ thể gặp phải các vấn đề về tim mạch hay xuất hiện các triệu chứng bệnh suy tim như trên thì có thể liên hệ với Cardiac Home. Cardiac Home mang đến dịch vụ khám tim mạch tại nhà, bao gồm khám lâm sàng, siêu âm tim, điện tâm đồ, xét nghiệm máu,… và được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ tim mạch chuyên môn cao. Từ đó sẽ giúp phát hiện, chẩn đoán sớm các trường hợp suy tim và các vấn đề tim mạch khác. Với Cardiac Home quý khách hàng có thể yên tâm với tình trạng sức khỏe tim mạch của mình và người thân.