Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 40% các trường hợp tử vong là do bệnh lý về tim mạch, trong đó có bệnh thiếu máu cơ tim. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm và cần được quan tâm đúng mức để có những biện pháp xử lý kịp thời khi bệnh phát tác triệu chứng.

Tìm hiểu chung về thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cơ tim là một trong  những nguyên nhân gây ra tử vong lớn hơn rất nhiều so với các bệnh lý khác. Triệu chứng đặc trưng của bệnh thiếu máu cơ tim là sự xuất hiện với tần suất tăng dần của các cơn đau thắt vùng ngực, nhất là vùng ngực trái

Bệnh thiếu máu cơ tim có tên quốc tế là Ischemic Heart Disease hay còn gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim do lưu lượng máu đến tim bị suy giảm nên cơ tim không nhận được đủ lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết.

Lượng máu đến tim bị thiếu do lòng mạch vành để dẫn máu bị xơ vữa, tích tụ lâu ngày rồi vỡ ra hình thành nên các cục máu đông làm cho máu khó lưu thông hơn.

Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?

Thiếu máu cơ tim nếu ở giai đoạn đầu sẽ rất khó phát hiện, thậm chí nhiều người còn không có bất kỳ biểu hiện gì. Các triệu chứng ban đầu của bệnh thiếu máu cơ tim sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên khi bệnh trở nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng như suy tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim.

  • Trong trường hợp thiếu máu cơ tim dẫn đến suy tim thì khả năng bơm máu từ tim đến các cơ quan khác trong cơ thể bị suy giảm. Nếu tổn thương ngày càng nghiêm trọng, tim ngày một yếu, bơm máu không còn hiệu quả thì lúc này cơ thể phát ra các tín hiệu cảnh báo như khó thở, đau thắt  ngực, mệt mỏi, ho,…
  • Thiếu máu cơ tim làm rối loạn nhịp tim ảnh hưởng đến hệ thống điện tim, từ đó khiến nhịp tim đập bất thường. Dần dần tim bị suy yếu, cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt khi có biểu hiện các cơn rung thất trước hoặc sau khi có cơn nhồi máu cơ tim cấp.
  • Thiếu máu cơ tim chuyển dần sang nhồi máu cơ tim là một trong nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất. Khi động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, quá trình cung cấp máu và oxy bị gián đoạn sẽ gây hoại tử một phần cơ tim. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời sẽ tử vong ngay lập tức.

>>> Xem thêm: Tim đập nhanh có nguy hiểm không?

Giải pháp thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cơ tim rất nguy hiểm nên cần có những giải pháp điều trị cụ thể như dùng thuốc, phẫu thuật kết hợp cùng lối sống lành mạnh.

  • Một số loại thuốc chuyên dùng mà các bác sĩ hay kê đơn cho những người bị thiếu máu cơ tim như Aspirin, Ranolazine (Ranexa), nhóm Nitrat, nhóm ức chế men chuyển ACEi (Angiotensin), nhóm chẹn kênh canxi, nhóm chẹn Benta.
  • Người bệnh cần đặc biệt chú ý khi sử dụng thuốc điều trị thiếu máu cơ tim cần tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ và hướng dẫn của bác sĩ điều trị, không được tự ý mua và dùng thuốc. Nếu thấy có biểu hiện bất thường thì phải ngưng dùng thuốc và đến bệnh viện kiểm tra.

Một số trường hợp dùng thuốc mà không có tiến triển thì có thể can thiệp phẫu thuật như:

  • Phương pháp điều trị cơ học hiện đại chuyên áp dụng cho bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim nghiêm trọng.
  • Phương pháp phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Có thể hiểu đơn giản phương pháp phẫu thuật này là dùng 1 đoạn mạch từ bộ phận khác của cơ thể rồi tạo ra một cành ghép xung quanh khu vực động mạch vành bị tắc để làm cho máu lưu thông.
  • Phương pháp phẫu thuật nong và đặt stent. Cách thực hiện của phương pháp này là cho 1 đoạn ống thông móng vào phần hẹp của động mạch người bệnh rồi sử dụng 1 sợi dây và 1 quả bóng nhỏ để luồn vào khu vực hẹp đó. Sau đó bơm căng bóng để làm mở rộng động mạch. Cuối cùng, stent (1 loại dây lưới thép nhỏ) đưa vào để giữ động mạch luôn mở, giúp máu lưu thông liên tục mà không bị tắc.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh suy tim bạn cần biết

Bên cạnh đó, cần phải luôn thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học và ăn uống lành mạnh, thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện ra bệnh kịp thời. Hạn chế tối đa các loại thức uống có cồn, chất kích thích, thay vào đó ăn nhiều rau củ quả, vận động thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.

Qua bài viết này, các bạn đã có thêm thông tin về bệnh thiếu máu cơ tim, có được câu trả lời cho câu hỏi thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không. Hiện nay có rất nhiều dịch vụ khám bệnh tại nhà, trong đó Cardiac chuyên về các dịch vụ khám tim mạch. Hãy chăm sóc thật tốt sức khỏe bản thân và khám bệnh định kỳ để tầm soát bệnh tật tốt nhất.