Tai biến mạch máu não và 3 thông tin cơ bản bạn cần biết

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ xảy ra khi người bệnh bị xuất huyết não (các mạch máu bị vỡ) hoặc tắc nghẽn (nhồi máu não), tế bào khi đó không được cung cấp đủ dưỡng chất và oxy nên chết dần. Lúc này, nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về sau.  Vậy bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không, cách điều trị tai biến mạch máu não nào thường được áp dụng hiện nay? Nếu đây là những vấn đề bạn quan tâm, hãy cùng theo dõi bài chia sẻ dưới đây của Cardiac để hiểu biết hơn về bệnh lý và có cách phòng ngừa hiệu quả.

Tai biến mạch máu não là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Bệnh tai biến mạch máu não hiểu đơn giản là do quá trình cung cấp máu và oxy đi nuôi dưỡng các tế bào não bị gián đoạn, khiến chúng dần bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện nhanh chóng, bệnh nhân có nguy cơ cao phải đối mặt với nhiều biến chứng như liệt toàn thân, vận động khó khăn, rối loạn nhận thức, hoặc tệ hơn là tử vong.

Tai biến mạch máu não được chia thành 2 loại như sau:

Nhồi máu não

Đây có thể nói là thể phổ biến nhất, chiếm đến hơn 80% tổng số các ca bệnh tai biến mạch máu não ngày nay. Xuất phát từ các động mạch dẫn máu lên não bị tắc, nguồn dưỡng chất giảm dần khiến tế bào não bị hoại tử. Vì vậy, trong khoảng 4 giờ đồng hồ từ khi phát bệnh nếu không chữa trị kịp thời thì khả năng sống sót và bình phục là rất thấp.

Xuất huyết não

Mặc dù chỉ chiếm 20% còn lại nhưng mức độ nguy hiểm đến tính mạng của thể này khá cao. Khi máu tràn vào các mô và gây tổn thương cho não, dẫn đến tình trạng phù nề. Đến một thời điểm áp lực xung quanh các mô tăng dần sẽ làm các mạch máu não bị vỡ ra, trong ít phút nếu không được cứu chữa ngay có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh tai biến 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này, tuy nhiên phần lớn đến từ các bệnh lý và chế độ sinh hoạt phản khoa học. Cụ thể như:

  • Bệnh cao huyết áp: Huyết áp tăng cao là nguyên nhân khiến các vành mạch giãn và tích tụ các cục máu đông làm cản trở hoạt động lưu thông máu, oxy lên não, từ đó dẫn đến tình trạng đột quỵ.
  • Bệnh mỡ máu: Nếu hàm lượng mỡ trong máu cao liên tục, lâu ngày sẽ hình thành nên các mảng bám vào thành mạch làm tắc nghẽn, giảm tiết diện động mạch gây cản trở lưu thông máu. 
  • Bệnh đái tháo đường: Nếu mắc bệnh tiểu đường mà không kiểm soát tốt đường huyết sẽ có nguy cơ bị tai biến cao hơn gấp nhiều lần so với người bình thường. Do những người bệnh này có chỉ số mỡ máu và lượng cholesterol xấu trong máu cao.
  • Hút thuốc, sử dụng nhiều rượu bia: Thói quen xấu, kém lành mạnh này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng mà còn gia tăng khả năng bị tai biến cho những người xung quanh.
  • Mắc bệnh rối loạn đông máu: Rối loạn cầm máu trong cơ thể là tình trạng máu khó đông nên người bệnh dễ bị nhồi máu cơ tim hoặc bị tai biến.
  • Vỡ túi phình động mạch não hoặc dị dạng một số động mạch hoặc tĩnh mạch.

>>> Tham khảo thêm: 6 nguyên nhân tai biến mạch máu não phổ biến thường gặp

Những cách thức điều trị bệnh tai biến mạch máu não 

Dưới đây là một số phương pháp điều trị tai biến mạch máu não đang được đa số bác sĩ chuyên khoa sử dụng:

  • Dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch khẩn cấp hay còn gọi là thuốc làm tan cục máu đông. Loại này thường được bác sĩ chỉ định truyền sau 4, 5 giờ đầu sau khi khởi phát bệnh đột quỵ.
  • Dùng thuốc điều trị được đưa trực tiếp vào động mạch não của bệnh nhân, thông qua đường ống dẫn từ động mạch đùi luồn qua động mạch chủ để bơm thuốc vào nơi động mạch bị tắc. 
  • Điều trị bằng thuốc phòng chống kết tập tiểu cầu hay thuốc chống đông máu trong vòng 24 – 48h kể từ khi bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Lợi ích của phương pháp điều trị này có thể giảm nguy cơ tái phát bệnh từ các yếu tố bệnh lý gây ra như tiểu đường, tim mạch, huyết áp,…
  • Thực hiện phác đồ điều trị phục hồi các chức năng trên bệnh nhân, điều chỉnh cân bằng nước – điện giải, phục hồi nhu mô não bằng phương pháp tế bào gốc và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Ngoài ra, tùy theo từng nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của xuất huyết mà bác sĩ có thể thay đổi cách điều trị sao cho phù hợp. Chẳng hạn như cho bệnh nhân sử dụng thuốc chống động kinh, thuốc hạ áp, thuốc chống phù não sau tai biến, chống đông máu (warfarin hay heparin), thuốc bảo vệ hệ thần kinh,…

>>> Có thể bạn quan tâm: 10 triệu chứng tai biến mạch máu não bạn đã biết chưa

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh tai biến mạch máu não và một số cách điều trị tai biến mạch máu não khẩn cấp nhằm dự phòng hạn chế để lại những biến chứng nguy hại sau này cho người bệnh. Hy vọng qua bài chia sẻ của Cardiac sẽ giúp bạn trang bị thêm nhiều kiến thức hữu ích để đối phó với tình trạng phổ biến này.