Suy tim cấp: Dấu hiệu, chẩn đoán và phương án điều trị hiệu quả

Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ tim mạch, sáng lập viên Cardiac Home

Hiện đang công tác tại Viện Tim Mạch, Bệnh Viện Bạch Mai

 

Suy tim cấp là tình trạng suy tim xảy ra đột ngột, có thể đến từ nguyên nhân bệnh lý tim mạch tiến triển hoặc biến chứng về sức khỏe như: thiếu máu, nhiễm trùng, tăng huyết áp,… Suy tim cấp có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu không cấp cứu kịp thời, các trường hợp nhẹ cần điều trị duy trì để phòng ngừa tái phát. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về suy tim cấp là gì và biết cách phòng ngừa sớm căn bệnh này.

Suy tim cấp là gì?

Suy tim cấp là tình trạng phát sinh các triệu chứng suy tim như khó thở, mệt, phù nề một cách nhanh chóng và nghiêm trọng. Những triệu chứng này thường khởi phát một cách đột ngột, tiến triển cũng nhanh, có thể từ phù phổi hoặc sốc tim tăng bắt buộc người bệnh phải đến viện cấp cứu ngay lập tức để được bác sĩ tim mạch phải xử lý cấp cứu bằng thuốc đường tĩnh mạch.

Suy tim cấp tính có thể khởi phát lần đầu hoặc cũng có thể xuất hiện ở bệnh nhân đang điều trị suy tim mạn tính, Suy tim cấp là nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở bệnh nhân tim mạch, căn bệnh này có tỷ lệ tử vong khá cao. Hiểu biết về các nguyên nhân hoặc yếu tố dẫn đến suy tim cấp giúp cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân chủ động hơn trong việc theo dõi bệnh tình và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

suy tim cap la gi

Suy tim cấp tính có tỷ lệ xuất hiện khoảng 15 – 28% sau khi người bệnh mắc hội chứng mạch vành cấp. Hàng năm có đến hơn 1 triệu người nhập viện do suy tim cấp. Tỷ lệ tử vong do suy tim cấp trong bệnh viện khoảng 4%, tỷ lệ tái nhập viện trong vòng 30 ngày sau khi điều trị suy tim cấp ngày càng cao.

Các bệnh nhân nhập viện do suy tim cấp thường trên 70 tuổi và là bệnh nhân có tiền sử suy tim chiếm 40 – 52%. Ngoài ra, theo thống kê có đến 80% trường hợp suy tim cấp nhập viện là suy tim cấp mất bù trên nền suy tim mạn tính (người mắc bệnh suy tim mạn tính trước đó).

>>> Xem thêm: Suy tim phân suất tống máu bảo tồn: Nguyên nhân và các yếu tố tác động

Đối tượng nào dễ mắc suy tim cấp?

Suy tim cấp tính thường dễ xảy ra hơn ở những người đã mắc bệnh lý tim mạch sẵn, người có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, những bệnh nhân sau phẫu thuật và những người nằm bất động lâu ngày (trường hợp này dễ bị suy tim thất phải cấp).

Ngoài ra, một số đối tượng khác có nguy cơ bị suy tim cấp tính cao hơn như:

  • Nam giới.
  • Những người có tuổi cao.
  • Bị bệnh lý nền là đái tháo đường, cao huyết áp không kiểm soát, rối loạn nhịp tim nhưng không tiến hành điều trị.
  • Thừa cân béo phì.
  • Người bị rối loạn mỡ máu.

Dấu hiệu của suy tim cấp

Có đến 80% trường hợp suy tim cấp tính xảy ra ở bệnh nhân suy tim mạn tính, chỉ có 20% nhập viện khi có triệu chứng mới phát sinh. Nguyên nhân gây suy tim mới khởi phát thường là các biến chứng sức khỏe như: thiếu máu, suy thận, nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim, sốc thuốc, huyết áp cao không kiểm soát,…

Bệnh nhân suy tim cấp sau khi nhập viện cần được xử lý tình trạng phù cấp và sốc tim trước. Sau đó mới tìm hiểu nguyên nhân và phục hồi hoạt động của tim, tránh suy tim cấp tiếp tục tái phát.

dau hieu cua suy tim cap

Các dấu hiệu của suy tim cấp được biểu hiện bằng sự xuất hiện triệu chứng nhanh, đột ngột, nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong ngay nếu không được xử lý kịp thời. Vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh và đưa bệnh nhân đến bệnh viện khẩn cấp là vô cùng cần thiết để cứu tính mạng của bệnh nhân. Các dấu hiệu suy tim cấp rất nhiều và có thể kể đến như:

  • Các triệu chứng liên quan đến tình trạng quá tải về thể tích như suy thận.
  • Khó thở đi kèm với thở khò khè và ho khan, thường do căng thẳng và kịch phát trong đêm khi nằm ngủ.
  • Chán ăn, đầy bụng.
  • Tê, sưng bàn chân, lạnh bàn chân.
  • Mệt mỏi, rối loạn tri giác, tụt huyết áp,… 

Nếu suy tim cấp phát triển ở những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch tiềm ẩn thì nguy cơ bị sốc do tim là rất cao. Sốc tim có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh suy tim bạn cần biết

Các nguyên nhân và yếu tố thúc đẩy suy tim cấp

Dưới đây là một số nguyên nhân và yếu tố thúc đẩy suy tim cấp bạn nên lưu ý để khi phát sinh có thể nhận biết ngay:

  • Thường xuyên nhất là nhồi máu cơ tim cấp tính. đau thắt ngực không ổn định.
  • Tăng huyết áp có thể dẫn đến suy tim cấp và thông thường chúng biểu hiện dưới dạng Phù phổi cấp tính.
  • Rối loạn nhịp tim: Rối loạn nhịp tim nguy hiểm và dai dẳng có thể dẫn đến suy tim cấp tính như thất nhịp tim nhanh, bloc nhĩ thất độ cao, xoắn đỉnh, nhịp nhanh nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh nhĩ,…
  • Các biến cố của chấn thương tim cơ học như: Rách dây chằng van gây hở van cấp tính, thủng lá van ở van tim, bóc tách động mạch chủ gây hở van động mạch chủ cấp tính…
  • Chèn ép tim cấp: Tràn dịch màng ngoài tim gây chèn ép tim cấp, vỡ động mạch chủ bóc tách màng ngoài tim gây chèn ép cấp.
  • Nhồi máu phổi cấp gây suy tim phải cấp tính.
  • Tình trạng nhiễm trùng: Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, nhiễm trùng toàn thân, viêm cơ tim,… 

nhung nguyen nhan gay suy tim cap tinh

Hơn nữa, các rối loạn không liên quan đến tim mạch có thể là nguyên nhân hoặc khởi phát suy tim cấp tính, chẳng hạn như làm trầm trọng thêm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy thận cấp tính, thiếu máu, các bệnh chuyển hóa (cường giáp hoặc suy giáp),… Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác bao gồm: Bệnh nhân tiêu thụ quá nhiều muối, ngừng điều trị và lạm dụng thuốc NSAID corticosteroid, thuốc giảm đau,….

Do đó, theo dõi hệ thống tim mạch thường xuyên, đặc biệt là đối với những người được chẩn đoán và đang được điều trị bệnh tim bởi các bác sĩ tim mạch lành nghề là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Phương án điều trị suy tim cấp

Đánh giá ban đầu về suy tim cấp tính là rất quan trọng để xác định quá trình điều trị y tế tốt nhất cũng như phương pháp phục hồi cho bệnh nhân. Bệnh nhân có triệu chứng sốc tim hoặc các dấu hiệu suy tim khác nên được chuyển đến bệnh viện để hồi sức khẩn cấp càng sớm càng tốt.

Nếu bệnh nhân bị suy tim cấp tính nhẹ hơn với các biến chứng không đe dọa thì cũng cần được chẩn đoán và theo dõi các triệu chứng quan trọng cũng như xác định nguyên nhân gốc rễ và tiến hành điều trị duy trì.

Cấp cứu phù phổi cấp

Thời gian đầu, bệnh nhân cần được chẩn đoán nhanh dựa trên các dấu hiệu lâm sàng. Các bác sĩ có thể áp dụng các thủ thuật cấp cứu để cải thiện cung lượng tim. Các phương pháp lâm sàng có thể áp dụng song song hoặc khi tim người bệnh đã hồi phục hoàn toàn. Khi đã chẩn đoán phù phổi cấp thì các phương án điều trị được thực hiện bao gồm:

  • Tiêm oxy để hỗ trợ hô hấp.
  • Thở máy, đặt nội khí quản nếu mức độ thiếu oxy trong máu quá cao và không đáp ứng với điều trị.
  • Đưa vào đường tĩnh mạch thuốc lợi tiểu tiêm và thuốc vận mạch.
  • Siêu lọc máu.
  • Hỗ trợ tuần hoàn cơ học.
  • Điều trị nguyên căn của bệnh.

Sau khi hết phù phổi cấp, có thể thiết lập chẩn đoán cuối cùng về nguyên nhân của suy tim cấp cũng như phù phổi cấp. Điều này giúp bệnh nhân duy trì điều trị thành công trong thời gian dài và ngăn ngừa tình trạng tái phát.

cap cuu phu phoi cap

Cấp cứu sốc tim

Suy tim cấp tính có thể gây ra sốc tim do tổn thương các cơ quan như cơ tim, van tim, buồng tim, rối loạn nhịp tim. Khoảng 20% ​​tất cả các trường hợp sốc tim là do các vấn đề về chấn thương cơ học như thủng vách ngăn liên thất, hở van hai lá cấp tính hoặc các tình trạng tương tự khác. Trước khi bắt đầu điều trị, nên đánh giá mức độ sốc tim thông qua:

  • Kiểm tra cơ thể và thăm hỏi về các triệu chứng suy tim.
  • Đánh giá huyết động bằng cách sử dụng huyết áp tâm thu, chỉ số cung lượng tim và áp lực đổ đầy tâm thất trái.
  • Các xét nghiệm lâm sàng như chụp X quang ngực, đo áp lực tĩnh mạch, siêu âm tim, kiểm tra công thức máu, điện tâm đồ, ư kiểm tra men gan, men tim,…

Nếu đã xác định tình trạng sốc tim, các phương pháp điều trị hiệu quả nhất có thể được thực hiện là:

  • Thở oxy.
  • Đặt nội khí quản và thở máy.
  • Dùng thuốc vận mạch tĩnh mạch.
  • Tái thông mạch vành.
  • Hỗ trợ tuần hoàn cơ học.

Điều trị duy trì

Sau khi bệnh nhân được hồi sức và đã không còn các biến chứng có nguy cơ tử vong, các bác sĩ vẫn sẽ tiếp tục theo dõi và duy trì liệu pháp để cải thiện huyết động, thể tích máu và các triệu chứng khác. Đồng thời phải tiến hành điều trị để tránh tiến triển thành suy tim mạn tính.

Bệnh tình rất hay thay đổi nên phải theo dõi liên tục huyết động, cân nặng, lượng dịch ra vào. Các bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp chăm sóc và điều chỉnh thuốc cho phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân.

dieu tri duy tri suy tim cap

Suy tim cấp tính là bệnh lý nghiêm trọng có nguy cơ tử vong cao khi bệnh nhân không được cấp cứu ngay lập tức. Nguyên nhân phổ biến nhất của suy tim cấp tính là do bệnh nhân mắc bệnh tim mạch tiềm ẩn, đó là lý do tại sao những bệnh nhân này cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt. 

>>> Xem thêm: Thực phẩm và đồ uống cho người suy tim – Tư vấn của bác sĩ

Phòng ngừa suy tim cấp

Điều quan trọng nhất cần làm để giảm nguy cơ mắc bệnh suy tim là thực hiện lối sống lành mạnh như bỏ thuốc lá, giảm cân nếu thừa cân, ngủ đủ giấc, giảm uống rượu, hạn chế để tinh thần căng thẳng, ăn ít muối, cắt giảm đồ ăn chứa cholesterol, chất béo, tập thể dục nhẹ thường xuyên. Quan trọng là cần phải tuân theo phác đồ điều trị và khám định kỳ hằng năm. 

Nếu bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến tim hoặc muốn đánh giá sức tổng quát thì có thể liên hệ với Cardiac để được hỗ trợ. Cardiac Home cung cấp dịch vụ khám tim mạch tại nhà như điện tâm đồ, siêu âm tim… giúp xác định nguy cơ dẫn đến suy tim cấp, nguyên nhân suy tim sớm để xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp cho bệnh nhân.