Phương án điều trị bệnh động mạch vành chi tiết

Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ tim mạch, sáng lập viên Cardiac Home

Hiện đang công tác tại Viện Tim Mạch, Bệnh Viện Bạch Mai

 

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tim mạch phổ biến nhất – Bệnh mạch vành mạn tính. Bệnh thường có biểu hiện đau tức ngực trái, mệt mỏi, khó thở khi người bệnh dùng lực mạnh hay xúc động quá mức. Có nhiều cách để điều trị bệnh tim mạch vành, bao gồm dùng thuốc, thay đổi lối sống, tái thông mạch máu và nong mạch vành. Theo dõi bài viết của Cardiac Home để tìm ra phương pháp điều trị bệnh động mạch vành mạn tính phù hợp nhất!

Nguyên tắc can thiệp điều trị bệnh động mạch vành

Hiện nay có 3 phương pháp phổ biến có thể sử dụng để điều trị bệnh mạch vành mạn tính. Đó là thay đổi lối sống để giảm các yếu tố nguy cơ, điều trị bằng thuốc và tái thông mạch vành.

Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân đều phù hợp để can thiệp mạch vành, tùy theo tình trạng của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ được ra hướng chữa trị có lợi và phù hợp nhất. Can thiệp điều trị bệnh động mạch vành nhìn chung dựa trên 2 nguyên tắc chính:

  • Giảm các yếu tố rủi ro: Đây là biện pháp được lựa chọn đầu tiên tuyệt vời do chi phí thấp và khả năng tiếp cận đối với tất cả mọi người, dù giàu hay nghèo. Tuy nhiên, nó đòi hỏi sự hợp tác và quyết tâm của bệnh nhân. Cụ thể, bệnh nhân cần giữ vệ sinh, ăn kiêng giảm các thức ăn dầu mỡ, tập thể dục các môn thể thao bơi lội, bơi lội, đạp xe, đi bộ,… Hạn chế để cơ thể trong căng thẳng, theo dõi, khám sức khỏe, kiểm tra mỡ máu định kỳ, kiểm tra tâm lý, sức khỏe tổng quát hàng năm.
  • Điều trị từ nguyên nhân gốc căn nguyên của bệnh mạch vành: Bệnh động mạch vành mạn tính có cơ hội cải thiện đáng kể nếu xác định được nguyên nhân gốc. Điều trị xơ vữa động mạch vành bằng thuốc hoặc điều trị phẫu thuật là giải pháp thông thường các bác sĩ lựa chọn sử dụng.

Bệnh đồng mạch vành mạn tính có nguy hiểm không?

Những người mắc bệnh động mạch vành mạn tính có thể chết trong vòng vài giờ sau khi tắc nghẽn động mạch vành và trước khi cơn đau tim xảy ra. Ngoài ra, căn bệnh này còn gây ảnh hưởng đến đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe do người bệnh các cơn đau thắt ngực thường xuyên tấn công và các triệu chứng nguy hiểm khác, bao gồm:

benh dong mach vanh nguy hiem khong

  • Suy tim: Đây là tình trạng nguy hiểm có thể phát triển ngay sau nhồi máu cơ tim do thiếu máu cục bộ hoặc hoại tử cơ tim mãn tính. Các triệu chứng liên quan đến suy tim bao gồm phù nề hoặc ho khan, mệt mỏi và khó thở.
  • Rối loạn nhịp tim: Rung nhĩ thất khiến tim đập thất thường như quá nhanh, quá chậm hoặc hỗn hợp và chúng có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
  • Đau thắt ngực: Triệu chứng này thường xuyên xảy ra khi người bệnh gắng sức ở một mức độ nào đó. Đặc biệt, cơn đau thắt ngực không ổn định có khả năng cao phát triển thành nhồi máu cơ tim cũng như đột quỵ nếu không được điều trị nhanh chóng.

>>> Xem thêm: Bệnh mạch vành mạn tính: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Thời điểm được chỉ định can thiệp điều trị động mạch vành

Can thiệp mạch vành qua da và bắc cầu mạch vành được chỉ định dựa trên biểu hiện lâm sàng. Nếu không có bằng chứng cho thấy thiếu máu cục bộ cơ tim thì tiên lượng và mức độ hẹp sẽ quyết định nhu cầu tái thông mạch máu.

Lựa chọn ghép bắc cầu mạch vành (CABG) hay can thiệp mạch vành qua da là tốt nhất tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh động mạch vành, nguy cơ của bệnh nhân trải qua phẫu thuật và rủi ro đối xảy ra với bệnh nhân. Khả năng tái phát hoàn toàn có thể được dự đoán trước.

Bác sĩ cũng phải xem xét tỷ lệ lợi ích – nguy cơ và các biến chứng sau khi thực hiện điều trị (chấn thương não, truyền máu hoặc suy thận, rối loạn nhịp tim/nhiễm trùng máu,…) cũng  nhu cầu của bệnh nhân, các bệnh đi kèm và các yếu tố khác để đưa ra thời điểm thích hợp để can thiệp điều trị bệnh động mạch vành mạn tính.

thoi diem can thiep dieu tri dong mach vanh

Phương án điều trị bệnh động mạch vành

Thiết lập chế độ ăn uống và sinh hoạt tốt cho tim

Chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt ảnh hưởng vô cùng lớn trong quá trình điều trị bệnh động mạch vành mạn tính. Nhìn chung chúng ta cần cải thiện các thói quen như sau:

  • Chế độ tập thể dục: Thói quen tập thể dục rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và sức khỏe nói chung. Cơ thể sẽ điều chỉnh mức cholesterol bằng cách tham gia vào các hoạt động thể chất, điều này có thể ngăn ngừa sự phát triển và tiến triển của chứng xơ vữa động mạch. Các mạch máu cũng giãn ra và dài ra, làm giảm sức cản của máu ngoại vi.
  • Chế độ ngủ nghỉ: Nếu bạn ngủ quá nhiều hoặc quá ít khiến tim phải làm việc nhiều hơn, hoặc ngủ không sâu giấc sẽ làm tăng nhịp tim, khiến thành mạch phải chịu thêm áp lực. Khi bạn đang ngủ, quá trình lưu thông máu sẽ chậm hơn và đều đặn hơn, điều đó có nghĩa là tim được nghỉ ngơi và huyết áp cũng sẽ giảm xuống.
  • Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh có thể kiểm soát bệnh mạch vành của mình bằng cách thay đổi chế độ ăn uống của mình. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng với các món ăn nhạt ít muối. Cần bổ sung cho cơ thể nhiều rau củ quả trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và những nhóm thức ăn chứa protein. Hạn chế thức ăn chứa chất béo không tốt như đồ đóng hộp, thức ăn dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn,… 
  • Tinh thần khỏe mạnh: Hạn chế stress tâm lý, hạn chế rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài, nếu cần có thể can thiệp bác sĩ tâm lý để cải thiện tinh thần.  

dieu tri benh dong mach vanh

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây hại cho tim

Phác đồ điều trị bệnh động mạch vành tiếp theo cần quan tâm đó là kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây hại cho tim, nhờ đó cải thiện tình trạng bệnh mạch vành mạn tính:

  • Tránh hít phải khói thụ động hoặc bỏ hút thuốc.
  • Tập thể dục đều đặn, ít nhất 30-45 phút mỗi ngày vào các ngày trong tuần và ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Bạn có thể đi bộ, đạp xe, chạy bộ, bơi lội, chơi cầu lông, bóng bàn, golf hoặc tập yoga, thể dục nhịp điệu, ngồi thiền,..
  • Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, hãy giảm 5% đến 7% trọng lượng cơ thể sau mỗi sáu tháng cho đến khi đạt được cân nặng mục tiêu (BMI 18-22).
  • Một chế độ ăn uống tốt cho tim bao gồm ăn ít chất béo, thịt béo, carbohydrate, thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh và hạn chế muối. Nên ăn nhiều trái cây, rau, củ, quả và các loại hạt ngũ cốc nguyên hạt cũng như thực phẩm tươi, hữu cơ có lợi cho tim mạch.
  • Điều trị tốt các bệnh lý đi kèm bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu nếu bạn có đái tháo đường, điều trị ổn định huyết áp và mỡ máu trước khi điều trị bệnh động mạch vành mạn tính.

Điều trị thuốc và tái thông động mạch vành

Điều trị bệnh động mạch vành mạn tính được chia thành 2 phương pháp là điều trị nội khoa (dùng thuốc) và tái thông mạch vành (điều trị can thiệp). Một số loại thuốc được các bác sĩ dùng trong điều trị nội khoa phổ biến nhất là:

  • Thuốc giãn mạch vành (Nitroglycerin, Risordan, Nitromint,…): Thuốc làm giảm đau ngực và tăng lưu lượng máu cung cấp đến tim. Nó được sử dụng để điều trị chứng đau tức ngực khi bệnh nhân gắng sức vận động.
  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu (Ticlid, Aspirin, Plavix,.…): Loại thuốc này ngăn ngừa sự hình thành huyết khối bên trong động mạch vành và giảm tình trạng xơ vữa động mạch. Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành không có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa và loét dạ dày tá tràng.
  • Thuốc chẹn beta (Atenolol, Bisoprolol cũng như Metoprolol): Là thuốc làm chậm nhịp tim, giảm nhu cầu oxy của cơ tim và hạ huyết áp cho bệnh nhân. Thuốc này có thể được sử dụng để giảm nguy cơ tổn thương cơ tim. Tuy nhiên, bệnh nhân hen phế quản hay có nhịp tim chậm dưới 60 nhịp/phút thì cân nhắc khi sử dụng.

Về can thiệp thì sẽ có hai biện pháp được các bác sĩ xem xét áp dụng là nong bóng và đặt stent động mạch vành qua da, ngoài ra còn có biện pháp phẫu thuật tim hở để bắc cầu mạch vành bị hẹp. Những phương pháp điều trị này nhằm khôi phục lưu lượng máu, cải thiện chất lượng tim và ngăn ngừa sự phát triển của hội chứng mạch vành cấp tính. Bác sĩ tim mạch can thiệp sẽ đưa ra quyết định về bắc cầu mạch vành bởi điều này còn dựa trên đặc điểm và tình trạng nội tại của bệnh nhân chứ không phải ai cũng có thể thực hiện được.

tai thong dong mach vanh

>>> Xem thêm: 6 nhóm thuốc điều trị mạch vành được bác sĩ khuyên dùng

Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến điều trị bệnh động mạch vành mạn tính, cũng như thời điểm và nguyên tắc điều trị mà Cardiac Home muốn chia sẻ để cho các bệnh nhân và gia đình người bệnh. Sớm nhận biết các dấu hiệu bệnh để đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp chính là cách tốt nhất để ngăn ngừa những biến chứng nặng nề xảy ra của bệnh mạch vành mạn tính. Để được khám và điều trị các bệnh tim hiệu quả tại nhà uy tín thì bạn có thể tin tưởng và lựa chọn Cardiac Home.

Cardiac Home với đội ngũ bác sĩ tim mạch chuyên nghiệp, mang đến dịch vụ khám tim mạch tại nhà, bao gồm khám lâm sàng, điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm máu,… giúp phát hiện các vấn đề tim mạch từ sớm, quản lý và theo dõi bệnh nhân mạch vành mạn tính và bệnh nhân có các vấn đề tim mạch một cách tốt nhất. Với Cardiac Home, khách hàng có thể yên tâm với tình trạng sức khỏe tim mạch của mình và người thân.

Tóm lại, điều trị bệnh động mạch vành mạn tính nhẹ vẫn có thể được duy trì ổn định bằng điều trị nội khoa cũng như tuân thủ lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, khi động mạch bị tắc nghẽn nghiêm trọng trong hội chứng vành cấp, các bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật tái thông mạch vành cho bệnh nhân. Lựa chọn nong mạch, đặt stent hay phẫu thuật bắc cầu là tùy thuộc vào từng bệnh cảnh với mục tiêu tối ưu tái tưới máu cho tim.