Đột quỵ được xem là một trong những lý do dẫn đến tử vong hàng đầu trên thế giới, do đó thời gian gần đây chúng cũng trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất. Vậy bạn có biết nguyên nhân gây đột quỵ là gì? Cách phòng ngừa như thế nào? Chẩn đoán và điều trị ra sao? Hãy cùng Cardiac tìm hiểu thật chi tiết trong bài viết sau đây.
Những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, đây là một bệnh lý nguy hiểm do mạch máu làm tổn thương lên não dẫn đến não bộ bị thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng các tế bào. Trong vài phút, nếu không được cứu chữa kịp thời, người bệnh dễ gặp các biến chứng như tê liệt, giảm thị giác, chức năng vận động yếu hay thậm chí là tử vong.
Nói đến nguyên nhân gây đột quỵ thì có rất nhiều, bao gồm những yếu tố khó có thể thay đổi hoặc bắt nguồn từ các bệnh lý. Cụ thể như:
Yếu tố không phải từ bệnh lý
- Tuổi tác: Đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ ai, tuy nhiên đối với người càng lớn tuổi thì nguy cơ sẽ cao hơn. Theo như thống kê từ các chuyên gia y tế, con người sau 55 tuổi cứ mỗi 10 năm tỷ lệ đột quỵ bị lại tăng lên gấp đôi.
- Giới tính: Nhiều người chắc hẳn không biết nhưng thực tế nam giới thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.
- Di truyền: Trong gia đình, nếu có người thân từng bị đột quỵ thì khả năng bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng này cao hơn người bình thường.
- Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi là chủng tộc từng được khảo sát là có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần như gấp đôi so với người da trắng và da vàng.
Yếu tố từ bệnh lý
- Tiền sử từng bị đột quỵ: Người đã từng bị đột quỵ 1 lần hoặc nhiều hơn thì khả năng cao tình trạng này sẽ xảy đến vài lần lần ở những năm tiếp theo.
- Tiểu đường: Người mắc bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây đột quỵ phổ biến hiện nay.
- Tim mạch: Người mắc một số bệnh lý liên quan về tim mạch cũng có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường.
- Cao huyết áp: Người bị cao huyết áp thường gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần chúng tổn thương nặng nề dẫn đến xuất huyết não và gây nên đột quỵ.
- Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch gây tắc nghẽn mạch máu não, nên những người mắc mỡ máu cao thường bị đột quỵ.
- Béo phì: Tương tự như mỡ máu, người thừa cân dễ mắc một số bệnh như trên nên tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Ngoài ra, người có thói quen hút thuốc hay có lối sống không lành mạnh, sử dụng nhiều chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân tăng nguy cơ bị đột quỵ rất cao.
>>> Xem thêm: 5 dấu hiệu đột quỵ thường gặp nhất
Một số biện pháp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
Dưới đây là một số biện pháp phòng chống đột quỵ hiệu quả tại nhà bạn nên tham khảo:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nguyên nhân gây đột quỵ phần lớn đến từ các bệnh lý như huyết áp, tim mạch, tiểu đường,…Do đó, một chế độ ăn uống khoa học là phương pháp phòng tránh căn bệnh này hiệu quả nhất. Hãy ăn nhiều rau xanh, củ quả, trái cây, hải sản, thịt trắng, uống nhiều nước lọc và hạn chế ăn thịt đỏ, đồ ăn sẵn nhiều dầu mỡ, chất béo xấu,…
- Thường xuyên tập thể dục: Vận động hằng ngày giúp tăng cường sự tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe cho tim mạch. Mỗi ngày nên tập thể dục thể thao tối thiểu 30 phút sẽ làm giảm tình trạng đột quỵ cực kỳ hiệu quả.
- Không hút thuốc: Thuốc lá không chỉ gây hại cho người hút mà cả những người xung quanh, vì vậy bỏ thuốc lá là điều nên làm để giảm nguy cơ mắc đột quỵ.
- Giữ ấm cơ thể: Những người đang gặp bệnh lý tăng huyết áp thì phải luôn giữ ấm cho cơ thể vào mùa lạnh để giảm áp lực khiến mạch máu bị vỡ.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đây là một việc hết sức cần thiết, đặc biệt đối với những người mắc các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch hay mỡ máu,… Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm những yếu tố gây đột quỵ. Qua đó, chủ động can thiệp phương án kiểm soát tình trạng bệnh phù hợp sẽ giúp phòng tránh bị đột quỵ.
Chẩn đoán bệnh đột quỵ
Ngày này, để chẩn đoán chính xác bệnh đột quỵ não bác sĩ sẽ dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng, tuy nhiên muốn xác định loại đột quỵ thì phải dựa vào các biện pháp chẩn đoán hình ảnh, điển hình như chụp cắt lớp vi tính hoặc MRI.
Sau đó, tùy theo từng nguyên nhân dẫn đến đột quỵ cũng như mức độ nặng nhẹ, mà biện pháp điều trị sẽ khác nhau. Có thể là dùng thuốc để tan cục máu đông gây tắc nghẽn hoặc làm loãng máu, nếu nghiêm trọng hơn phải điều trị nội khoa và can thiệp đến phẫu thuật.
Phòng ngừa đột quỵ không bao giờ là quá muộn, ngoài việc chú ý đến lối sống lành mạnh tích cực Cardiac khuyên bạn nên thăm khám định kỳ để yên tâm hơn nhé.
>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn sơ cứu đột quỵ và những lưu ý cần nhớ
Hy vọng, những thông tin về nguyên nhân gây đột quỵ và cách ngăn ngừa trên đây đã cung cấp cho các bạn đọc những kiến thức bổ ích, nhằm nâng cao sức khỏe của chính bản thân và gia đình của mình. Nếu bạn cần tư vấn và thăm khám phòng ngừa, chữa bệnh đột quỵ tại nhà, liên hệ ngay đến Cardiac để được tư vấn nhé!