Làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ? Các phương án xử lý kịp thời

Nếu các triệu chứng của đột quỵ được nhận biết sớm, nó có thể giúp chúng ta xác định được cách sơ cứu cần thiết, nâng cao cơ hội điều trị và giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh. Vì vậy, biết cần làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ là vô cùng quan trọng. Tham khảo những thông tin dưới đây để biết thêm về căn bệnh đột quỵ, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp, kịp thời.

Thông tin chung về đột quỵ

Đột quỵ là căn bệnh xảy ra đột ngột trong trường hợp nguồn cung cấp máu cho các tế bào não bị hạn chế hay thậm chí là bị đứt. Não bị cạn kiệt chất dinh dưỡng và oxy thì các tế bào não bắt đầu chết đi chỉ trong vòng vài phút. Bệnh nhân bị đột quỵ có khả năng tử vong cao hơn nếu họ không được điều trị và chẩn đoán ngay lập tức. Đây là một trong những rối loạn thần kinh nghiêm trọng và phổ biến nhất.

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là căn bệnh gây tổn thương não, dẫn đến giảm đột ngột chức năng hoạt động của não. Vì vậy, sau một vụ tai nạn, tùy theo mức độ nghiêm trọng của chấn thương sọ não mà người ta có thể đối mặt với các mức độ biến chứng khác nhau. 

Khi não bị tổn thương nặng và nghiêm trọng có thể để lại di chứng khó chữa trị và có thể gây tử vong. Đối với trường hợp đột quỵ nhẹ hơn và di chứng không quá nghiêm trọng thì bệnh nhân sẽ được điều trị để phục hồi dần. Vậy câu hỏi đặt ra là chúng ta cần làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ?

Làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ?

Đột quỵ xảy ra khi có chảy máu trong não hoặc máu lưu thông lên não bị ngưng trệ. Chỉ trong vài phút, khi não thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu, các tế bào não bắt đầu chết và quá trình này có thể tiếp diễn trong vài giờ tới.

Đây là một trường hợp khẩn cấp, do đó chúng ta cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Bệnh nhân hoàn thành việc điều trị càng nhanh thì càng ít di chứng. Điều trị đột quỵ càng lâu thì thương tật và tổn thương càng nghiêm trọng. Kết quả điều trị sẽ phụ thuộc vào thời điểm bạn được điều trị.

Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ là tăng huyết áp, hút thuốc, tiểu đường hoặc bệnh tim và nguy cơ bị đột quỵ sẽ tăng lên khi bạn lớn tuổi. Nếu bạn nhận thấy sự xuất hiện đột ngột của bất kỳ triệu chứng và dấu hiệu nào được liệt kê bên dưới, hãy liên hệ với 115 ngay lập tức.

  • Khuôn mặt mất đối xứng, miệng bị biến dạng và dần nghiêng đầu về một bên.
  • Mắt bị mờ, giảm thị lực và không thể nhìn rõ. Các triệu chứng này thường khó phát hiện, nhất là ở người lớn tuổi. 
  • Chân tay tê bì, vận động khó khăn, đi lại khó khăn, liệt một bên.
  • Rối loạn trí nhớ, mất nhận thức, rối loạn khi nghĩ về từ ngữ, không có khả năng truyền đạt. 
  • Nói ngọng, tê lưỡi.
  • Đau đầu dữ dội và dồn dập, có thể dẫn đến buồn nôn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể xác định sớm nguy cơ đột quỵ bằng cách sử dụng quy tắc F.A.S.T:

  • F: Khuôn mặt có dấu hiệu mất cân đối khi cười, nhai hoặc thậm chí là nói chuyện, nếp gấp mũi và một bên mặt chảy xệ.
  • A: Cánh tay bị yếu và có triệu chứng tê liệt, không thể giơ đồng loạt cả hai tay hoặc một tay không thể giơ được.
  • S: Rối loạn ngôn ngữ, hay nói lắp, nói ngọng hoặc không nói được.
  • T: Thời gian mắc bệnh đột quỵ, thời gian khi đột quỵ xảy ra.

Nếu xuất hiện 1 trong 3 chỉ số trên chứng tỏ người đó có nguy cơ bị đột quỵ, cần gọi xe cấp cứu để đưa ngay người bệnh đến bệnh viện.

>>> Tham khảo thêm: 5 dấu hiệu đột quỵ thường gặp nhất

Hướng dẫn cách xử trí khi bị đột quỵ

Nếu một bệnh nhân có các triệu chứng đột quỵ, cần nhanh chóng tìm kiếm sự điều trị y tế khẩn cấp trong vòng ba giờ. Nếu chưa biết cần làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ thì có thể tham khảo các cách bên dưới: 

  • Hỗ trợ bệnh nhân để ngăn bệnh nhân ngã và gây thương tích. Trong trường hợp bệnh nhân nôn mửa hoặc bất tỉnh, hãy đưa họ vào tư thế hồi sức.
  • Lấy thức ăn hoặc đờm dãi ra ngoài để tránh bệnh nhân bị ngạt thở. Không bôi dầu nóng, không gây áp lực bằng cách bấm huyệt. Không cho bệnh nhân uống thuốc bừa bãi.
  • Cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời. 

>>> Xem thêm: Hướng dẫn sơ cứu đột quỵ và những lưu ý cần nhớ

Dựa trên kết quả nghiên cứu, một cơn đột quỵ nhẹ có thể làm giảm tuổi thọ của một người tới 20%. Đột quỵ cũng làm tăng khả năng mắc các vấn đề về tim mạch liên quan đến não đối với cơ thể con người. Do đó bài viết về chủ đề làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ trên đây chắc chắn sẽ hữu ích cho bạn trong những tình huống cấp bách nhất!