Hiện nay, đột quỵ được xem là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. Tình trạng tử vong rất dễ xảy ra đối với các bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, rất nhiều người thắc mắc liệu có nên uống thuốc chống đột quỵ hay không? Để hiểu hơn về câu hỏi này, hãy đọc qua các nội dung được tổng hợp sau đây.
Có nên uống thuốc chống đột quỵ không?
Đột quỵ được biết đến là một căn bệnh nguy hiểm và phổ biến hàng đầu trên thế giới, đặc biệt thường gặp phải ở người cao tuổi. Căn bệnh này cũng là nguyên nhân gây tử vong thường gặp thứ hai và đang có xu hướng tăng nhanh ở thời điểm hiện tại.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã thực hiện để tìm ra các loại thuốc sử dụng cho bệnh nhân sau khi đột quỵ để phòng đột quỵ tái phát. Công dụng của các loại thuốc này giúp người bệnh có thể phòng ngừa và kiểm soát những bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ dẫn đến đột quỵ.
Tuy nhiên cho đến hiện tại vẫn chưa thực sự có loại thuốc nào được xem là thuốc phòng chống đột quỵ. Hầu hết các loại thuốc trên thị trường đều chỉ được sử dụng với mục đích phòng ngừa tái phát ở những người đã mắc phải tình trạng này. Do đó, câu trả lời cho vấn đề: “Có nên uống thuốc chống đột quỵ hay không?” là không. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc nếu là bệnh nhân và từng có tiền sử mắc bệnh. Đồng thời, bạn cũng chỉ nên sử dụng thuốc dưới sự kê đơn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Các loại thuốc chống đột quỵ phổ biến
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chống đột quỵ được sản xuất và quảng cáo với hiệu quả vượt trội mà không có nguồn gốc xuất xứ hay bảng thành phần rõ ràng. Điều này dễ làm các khách hàng nhầm tưởng về thuốc và phương pháp điều trị, phòng ngừa bệnh. Nếu thuộc nhóm bệnh nhân từng có tiền sử mắc bệnh và đang có nhu cầu tìm hiểu, sử dụng các loại thuốc phòng chống đột quỵ, bạn có thể tham khảo qua một số nhóm thuốc phổ biến hiện nay như sau:
- Thuốc chống đông máu: là loại thuốc được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân từng có tiền sử ghép van tim nhân tạo, rối loạn nhịp tim hoặc tai biến. Việc sử dụng loại thuốc này sẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lý máu khó đông hoặc thiếu máu cục bộ.
- Thuốc làm giảm lượng cholesterol: là loại thuốc chỉ định sử dụng đối với bệnh nhân mỡ máu cao nhằm hạn chế nguy cơ tai biến lặp lại. Loại Statins thường mang đến hiệu quả điều trị tối ưu nhất.
- Thuốc kháng tiểu cầu: là loại thuốc sử dụng nhằm mục đích phân tách tiểu cầu và ngăn không cho chúng dính lại với nhau. Điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ tạo huyết khối và gây ra đột quỵ. Hiện nay, 2 loại thuốc kháng tiểu cầu được sử dụng phổ biến nhất là: aspirin và receptor P2Y12.
- Thuốc tan cục máu đông: Máu đông hoặc huyết khối hình thành bởi hiện tượng tích tụ xơ vữa và tiểu cầu lắng đọng đã gắn vào sợi fibrin. Trong quá trình lưu thông theo dòng chảy, huyết khối có thể gây gián đoạn và tắc nghẽn máu trong mạch gây tai biến. Một số cục máu đông có thể tự vỡ một phần, tuy nhiên phần còn lại đôi khi sẽ cần sự hỗ trợ của thuốc.
- Thuốc hạ huyết áp: Người cao huyết áp rất dễ gặp tình trạng đột quỵ. Nguy hiểm hơn, chúng còn có tỉ lệ tái phát cực kì cao nên bệnh nhân luôn cần dự phòng thuốc hạ huyết áp để đề phòng. Các loại thuốc này có thể là đơn lẻ hoặc kết hợp nhiều loại với nhau nhằm mang đến hiệu quả tối ưu.
Thay vì lựa chọn sử dụng các loại thuốc chống đột quỵ, người khỏe mạnh có thể thử áp dụng các giải pháp phòng ngừa dưới đây để nâng cao sức khỏe bản thân:
- Xây dựng và áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý trong cuộc sống hằng ngày.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao với thời gian và các bài tập phù hợp với thể trạng.
- Giữ ấm cơ thể khi giao mùa và trời lạnh.
- Không sử dụng các loại rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích.
- Quan tâm đến tình trạng sức khỏe, đồng thời luôn thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các yếu tố, triệu chứng sớm của bệnh.
>>> Xem thêm: Top 3 loại thuốc chống đột quỵ của Nhật được khuyên dùng
Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã phần nào tìm được câu trả lời cụ thể cho vấn đề: “Có nên uống thuốc chống đột quỵ hay không?”. Nếu lo lắng về vấn đề sức khỏe, bạn nên dành thời gian thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế, đồng thời nhờ sự tư vấn của bác sĩ để hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của chính bản thân mình.