Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ tim mạch, sáng lập viên Cardiac Home
Hiện đang công tác tại Viện Tim Mạch, Bệnh Viện Bạch Mai
Hở van động mạch chủ là căn bệnh phổ biến tại Việt Nam mà nguyên nhân chính là do rút lá gan và thấp tim gây dày. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nếu không được thăm khám và phát hiện sớm sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm, do đó cần nắm rõ thời điểm nào cần phẫu thuật. Trong bài viết dưới đây, đội ngũ bác sĩ tại Cardiac Home sẽ đưa ra lời khuyên về thời điểm phẫu thuật hở van động mạch chủ phù hợp cho bạn.
Hở van động mạch chủ là gì?
Hở van động mạch chủ đề cập đến tình trạng van động mạch chủ đóng không được đóng kín làm cho máu từ động mạch chủ bị đẩy ngược lại vào thất trái gây nên các rối loạn về huyết động. Hở van động mạch chủ gây ra hậu quả nghiêm trọng là giãn buồng và suy tim nếu không được điều trị thích hợp.
Hở van động mạch chủ mạn tính là căn bệnh có diễn biến chậm, từ từ và tăng dần bởi nhiều nguyên nhân khác nhau có thể kể đến như: Thoái hóa van động mạch chủ, van động mạch chủ 2 lá van, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, giãn gốc động mạch, tăng huyết áp,…
Như chúng ta thấy, hở van động mạch chủ đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau và tùy vào tình trạng, giai đoạn diễn biến bệnh của mỗi bệnh nhân và các bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định điều trị phù hợp với các phương pháp như điều trị nội khoa hay can thiệp phẫu thuật.
>>> Xem thêm: Bệnh mạch vành mạn tính: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Hở van động mạch chủ gây ra hậu quả gì?
Hở van động mạch chủ có thể gây ra tình trạng quá tải áp lực và quá tải thể tích. Điều này trái ngược với hở van hai lá vì người bệnh không chỉ gặp tình trạng quá tải thể tích mà còn quá tải áp lực. Tâm thất trái có thể chịu được tình trạng quá tải này trong thời gian dài, điều này có thể dẫn đến tình trạng giãn nở và phì đại tâm thất trái theo hướng ngày càng tròn hơn.
Chỉ số tống máu tại tâm thất trái sẽ được kéo dài cho đến gian đoạn cuối của bệnh đến khi phát hiện sẽ không thể cứu chữa được. Do đó mà việc thăm khám và can thiệp đúng lúc sẽ giúp bạn nhận ra vấn đề của mình từ đó điều trị hiệu quả hơn.
Các biểu hiện của hở van động mạch chủ mạn tính
Nguyên nhân của trào ngược động mạch chủ có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Hở van tim mãn tính thường có ít triệu chứng khiến bệnh nhân khó nhận ra, chúng chỉ biểu hiện rõ ràng đến giai đoạn cuối của bệnh. Biểu hiện thông thường của hở van động mạch chủ là mệt mỏi hoặc khó thở. Một số bệnh nhân sẽ gặp tình trạng kiệt sức đến mức không thở khi gắng sức làm một việc gì đó hoặc sau khi vận động mạnh liên tục.
Trái ngược với hẹp động mạch chủ là bệnh nhân sẽ hiếm khi bị ngất hoặc tức ngực mà chỉ nhận thấy các dấu hiệu như hồi hộp, tim đập nhanh loạn nhịp vào giai đoạn cuối của bệnh. Do đó nếu bệnh nhân nhận thấy khó thở hay tim đập nhanh thì đây chính là dấu hiệu cho thấy bệnh tim đã tiến triển đến những giai đoạn cuối cùng.
>>> Xem thêm: 3 hình thái của hội chứng động mạch vành cấp tính
Làm thế nào để phát hiện ra bệnh hở van động mạch chủ?
Khám lâm sàng có thể xác định tình trạng bệnh hở van động mạch chủ dựa trên các triệu chứng cụ thể như sau:
- Điện tâm đồ: Các dấu hiệu từ tràn dịch ngoài tâm thu thất trái có thể được nhìn thấy khi làm điện tâm đồ.
- Siêu âm tim
- Kiểm tra kích thước và chức năng tâm thất trái (tỷ lệ tống máu rất quan trọng).
- Tìm các bệnh lý liên quan đến động mạch chủ, đặc biệt các trường hợp hở van động mạch chủ do gốc động mạch chủ bị giãn.
- Xác định hình thái van động mạch chủ và từ đó xác định nguyên nhân gây hở van động mạch chủ như van động mạch chủ chỉ có 2 lá, van dày hay sa van tim do thấp khớp…
- Do những tiến bộ trong Siêu âm tim (ECG), thông tim cũng như chụp động mạch không còn được khuyến cáo để chẩn đoán hở van động mạch chủ. Tuy nhiên, chụp động mạch vành bằng ống thông có thể được khuyến nghị cho những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh động mạch vành.
Điều trị hở van động mạch chủ mạn tính với thuốc
Mặc dù điều trị bằng thuốc không thể chữa khỏi bệnh hở van động mạch chủ nhưng nó vẫn có thể được sử dụng cho những bệnh nhân không có triệu chứng hoặc chưa có hướng phẫu thuật không phù hợp. Một số loại thuốc được các bác sĩ kê khai có thể tham khảo:
- Các thuốc giãn mạch: Tuy thuốc ức chế men chuyển (ACE) ít khi mang lại hiệu quả trong giai đoạn đầu của bệnh bởi Renin-Angiotensin chưa được hoạt hóa. Tuy nhiên ở những giai đoạn cuối thì đây là bước kê thuốc điều trị cơ bản. Trong giai đoạn đầu mắc hở van động mạch chủ, bạn sẽ được các bác sĩ kê thuốc ức chế kênh canxi nhóm Dihydropyridine để sử dụng.
- Các thuốc chẹn Beta giao cảm: Đây là loại thuốc giúp kéo dài thời kỳ tâm trương, về lý thuyết thì chúng không thực sự hiệu quả nhưng trong giai đoạn đầu vẫn nên dùng một lượng nhỏ bởi chúng có tác động đến hở van động mạch chủ hay tình trạng phình động mạch chủ.
Tuy nhiên dù là trường hợp giai đoạn đầu hay sau của việc điều trị hở van động mạch chủ thì bệnh nhân cũng nên tìm đến bác sĩ và nghe theo sự tư vấn của họ. Đặc biệt là về các hoạt động thể lực bởi đối với người bị bệnh tim nói chung, các hoạt động nặng như nâng tạ, mang vác vật nặng sẽ vô tình gây thêm áp lực cho tim. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa chúng ta từ bỏ hết tất cả các hoạt động thể dục thể thao vì như thế cũng không tốt. Khuyến khích người bệnh tham gia các vận động nhẹ như chạy bộ, đạp xe vì khi vận động đều các nhóm cơ lớn sẽ có tác dụng làm giãn mạch và thể lực khỏe mạnh.
Khi nào nên phẫu thuật hở van động mạch chủ?
Phẫu thuật thay van động mạch chủ được chỉ định cho những bệnh nhân có triệu chứng hở van nặng (có triệu chứng khó thở, đau tức ngực, suy tim, …). Các bác sĩ tim mạch có kinh nghiệm phải sẽ sử dụng khả năng chẩn đoán để biết được những ai đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng bằng các bài kiểm tra sau đó đưa ra phác đồ điều trị và hướng phẫu thuật phù hợp.
Phẫu thuật hở van động mạch chủ được khuyến cáo cho những bệnh nhân bị hở van động mạch chủ nghiêm trọng, chưa có triệu chứng nhưng xét nghiệm cho ra kết quả chức năng tâm thu thất trái lúc nghỉ <_50% hoặc kích thước thất trái cuối thì tâm thu > 50mm hoặc kích thước thất trái cuối thì tâm thu > 25mm/m2 BSA ( diện tích da). Do đó ở những bệnh nhân hở van động mạch chủ chưa có triệu chứng và đang ở những giai đoạn đầu thì cần tiến hành siêu âm tim định kỳ bởi bác sĩ để sớm có quyết định phẫu thuật.
Bệnh nhân cần phẫu thuật khi hở van động mạch chủ nhiều, có giãn động mạch chủ, đường kính động mạch chủ lên lớn trên 55mm với người bình thường hoặc trên 45mm nếu mắc hội chứng Marfan. Còn nếu bệnh nhân có bệnh van động mạch chủ 2 lá van hay kèm theo hẹp eo động mạch chủ thì phẫu thuật khi đường kính động mạch chủ lên >= 50 mm. Ngoài ra, phẫu thuật thay van động mạch chủ sẽ được thực hiện ở bệnh nhân hở van động mạch chủ và có mắc thêm các bệnh lý van tim khác.
Các phương án phẫu thuật hở van động mạch chủ
Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng mà bạn gặp phải, các bác sẽ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Trên thực tế, dù trong trường hợp nào bạn cũng nên đến gặp và nghe theo sự tư vấn của các bác sĩ. Khi ở giai đoạn đầu của bệnh, khi có các triệu chứng nhẹ thì bác sĩ sẽ đề nghị bạn thay đổi lối sống và bắt đầu dùng thuốc để giảm nguy cơ biến chứng.
Van động mạch chủ của bạn có thể cần được thay thế hoặc sửa chữa và đôi lúc chúng ta chưa cảm thấy có triệu chứng gì nhưng bác sĩ vẫn có thể yêu cầu chúng ta làm phẫu thuật bởi đây là bệnh lý đa số chỉ xuất hiện triệu chứng vào giai đoạn cuối.
Có nhiều lựa chọn phẫu thuật hở van động mạch chủ có sẵn hiện nay, bao gồm:
- Phẫu thuật sửa lại van động mạch chủ: Bác sĩ có thể thực hiện nhiều quy trình khác nhau, bao gồm tách phần đã hợp nhất hoặc định hình lại nó, cắt phần mô thừa khỏi van để các lá van có thể đóng được.
- Để giảm lưu lượng máu trở lại tim, bác sĩ có thể đặt một thiết bị bên trong van động mạch chủ của bạn.
- Bác sĩ sẽ thay van động mạch chủ của bạn bằng van sinh học hoặc van cơ học. Van sinh học lấy từ tĩnh mạch phổi của bạn, nếu lựa chọn van cơ học thì trong suốt quãng đời còn lại, bạn cần phải dùng thuốc làm loãng máu để ngăn hình thành cục máu đông. Bác sĩ sẽ đưa ra những rủi ro và lợi ích của từng loại van để quyết định loại nào phù hợp nhất cho mình.
>>> Xem thêm: 3 phương án điều trị nhồi máu cơ tim cấp hiệu quả
Tóm lại, khi gặp phải tình trạng hở van động mạch chủ, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn uống loại thuốc nào an toàn và liệu bạn có cần phẫu thuật hay không. Đặc biệt là đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ bởi một số phụ nữ bị sa van nghiêm trọng không nên mang thai để tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Trên đây là lời khuyên của các bác sĩ tại Cardiac Home về điều trị bệnh lý hở van động mạch chủ. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tim mạch được đào tạo bài bản, luôn cập nhật kiến thức mới, Cardiac Home cam kết mang lại dịch vụ thăm khám tim mạch tại nhà bao gồm: khám lâm sàng, điện tâm đồ và siêu âm tim,… cho ra kết quả nhanh chóng và gửi đến tận nhà. Liên hệ ngay theo số hotline để nhận được tư vấn tận tâm đến từ đội ngũ y bác sĩ tại Cardiac Home.