Những hậu quả của tăng huyết áp mà bạn cần biết

Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ tim mạch, sáng lập viên Cardiac Home

Hiện đang công tác tại Viện Tim Mạch, Bệnh Viện Bạch Mai

 

Tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” cực kỳ nguy hiểm, theo WHO căn bệnh này là một trong số những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Chúng có thời gian ủ bệnh dài, không có các triệu chứng đặc hiệu và nếu không kịp thời phát hiện từ sớm thì hậu quả của tăng huyết áp để lại sẽ vô cùng nặng nề. Vậy bệnh tăng huyết áp là gì, những ảnh hưởng của tăng huyết áp như thế nào đến cơ thể của người mắc bệnh lý này? Cùng Cardiac Home tìm hiểu thêm các thông tin về bệnh tăng huyết áp, những tác động của tăng huyết áp đến cơ thể người bệnh trong bài chia sẻ sau đây.

Tăng huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động đến thành động mạch trong quá trình máu di chuyển đến các khu vực trên cơ thể. Huyết áp sẽ gồm có huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương. Tăng huyết áp chính là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ hay huyết áp tâm trương lúc nghỉ. Với thông số huyết áp đo được tại phòng khám lớn hơn hoặc bằng 140mmHg (huyết áp tâm thu), lớn hơn hoặc bằng 90mmHg (huyết áp tâm trương).

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng huyết áp cao như là: Đường kính động mạch bị hẹp đi, thể tích máu lớn hơn bình thường, tim đập mạnh và nhanh hơn bình thường, sử dụng một số loại thuốc có thành phần làm tăng huyết áp, những người lớn tuổi, người thừa cân béo phì, người có tiền sử gia đình mắc bệnh tăng huyết áp hay người có khuynh hướng huyết áp cao,…

tang huyet ap

Biểu hiện của tăng huyết áp

Tăng huyết áp thường không có bất kỳ triệu chứng nào trong lúc mắc bệnh, chỉ một số ít trường hợp người bệnh có thể xuất hiện một số dấu hiệu nhưng lại không quá rõ ràng. Chỉ khi bệnh đã trở nặng thì người bệnh mới có thể cảm nhận được rõ ràng các triệu chứng của bệnh lý này. Cụ thể sau đây là một số biểu hiện phổ biến của tăng huyết áp mà bạn có thể tham khảo:

  • Đau đầu, mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai
  • Hơi thở nông hơn 
  • Đau tức ngực, khó thở, tim đập nhanh và mạnh
  • Mắt mờ, nhìn khó
  • Buồn nôn, khó chịu, ói mửa
  • Chảy máu mũi, mất ngủ

Để sớm chẩn đoán, có phương án điều trị bệnh và tránh được những hậu quả của tăng huyết áp có thể tác động đến cơ thể thì cách đơn giản nhất đó chính là thường xuyên đo huyết áp tại nhà, tại phòng khám, cơ sở y tế theo định kỳ. Với những trường hợp đặc biệt như người cao tuổi, sức khỏe yếu, có mắc các bệnh nền ảnh hưởng đến huyết áp sẽ cần theo dõi tình trạng huyết áp một cách liên tục hơn thông qua các thiết bị đo đạc chuyên dụng như là Holter huyết áp 24 giờ.

Ảnh hưởng của tăng huyết áp đến não bộ

Tác động của tăng huyết áp nặng nề nhất đó chính là ảnh hưởng đến não bộ. Theo nghiên cứu đã cho biết tăng huyết áp khiến tăng nguy cơ xuất huyết não gấp 10 lần so với những người không mắc bệnh lý này. 

Khi huyết áp tăng cao khiến cho các mạch máu nhỏ ở não bộ bị suy yếu dần đi làm lượng máu đến não sẽ bị gián đoạn, gây thiếu máu lên não từ đó gây nên các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt và khi tình trạng kéo dài sẽ có thể tăng nguy cơ làm suy giảm nhận thức, mất trí nhớ, đứt mạch máu não. Từ đó dẫn đến tình trạng xuất huyết não, bại liệt cho người bệnh. Và khi không được cấp cứu điều trị kịp thời có thể gây đột quỵ, tử vong.

anh huong cua tang huyet ap den nao

Ngoài ra một ảnh hưởng của tăng huyết áp đến não bộ khác mà bạn cũng nên lưu ý đến đó là làm thay đổi chất xám não. Chất xám chứa hầu hết các tế bào thần kinh, đóng một vai trò quan trọng với não bộ và chức năng thần kinh. Do đó nên khi chất xám bị ảnh hưởng sẽ tăng nguy cơ mất trí nhớ sớm hơn so với những người có huyết áp ở mức ổn định. Đặc biệt với trường hợp những người trẻ có chỉ số huyết áp cao trên ngưỡng bình thường có nguy cơ đối mặt với chứng não co rút, tăng khả năng bị đột quỵ.

>>> Xem thêm: Chẩn đoán tăng huyết áp chính xác để chăm sóc sức khỏe hiệu quả

Ảnh hưởng của tăng huyết áp đến những bộ phận khác

Tăng huyết áp còn gây nên rất nhiều ảnh hưởng đến những bộ phận khác trên cơ thể người bệnh như là:

Tác động của tăng huyết áp đến mạch máu

Hậu quả của tăng huyết áp đó chính là khiến cho áp lực trong mạch máu tăng lên đáng kể, khiến cho mạch máu dần mất đi tính đàn hồi, dần bị xơ cứng động mạch. Và khi động mạch phải chịu các áp lực một cách liên tục sẽ khiến cho thành động mạch bị giãn, lớp nội mạc bị nứt, vỡ từ đó gây nên chứng phình động mạch. Chứng phình động mạch chủ nếu không được kịp thời phát hiện, xử lý, điều trị thì có thể bị vỡ, gây chảy máu và tỷ lệ tử vong là rất cao.

Tăng huyết áp và bệnh tim

Khi huyết áp tăng lên làm dày và gây hư hại lên niêm mạc các mạch máu ở tim, khi những mạch máu này bị hư hỏng sẽ rất dễ hình thành những cục máu đông tụ lạ, chúng ngăn chặn việc máu được cung cấp đến tim. Điều này khiến cho tim giảm hoạt động, gây tổn hại đến các mô tim vì không được cung cấp đủ máu gây nên chứng đau thắt ngực. 

Tăng huyết áp cũng khiến cho tim hoạt động mạnh hơn, cơ tim dày lên nhất là tâm thất trái gây nên chứng phì đại tâm thất trái. Chúng làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tim, khiến tim khó khăn hơn trong hoạt động bơm máu đến các cơ quan khác trong cơ thể, dẫn đến to tim, suy tim,… Ngoài ra còn tăng khả năng nhồi máu cơ tim, đột quỵ cao.

tang huyet ap va benh tim

Gây các bệnh về thận

Thận cũng là một bộ phận trên cơ thể chịu ảnh hưởng của tăng huyết áp. Huyết áp cao làm mạch máu trong thận cũng tăng áp lực lên khiến chúng bị hư hại. Là một bộ phận đóng vai trò quan trọng giúp giữ huyết áp của cơ thể được ở trạng thái ổn định nhờ vào quá trình điều tiết muối, các chất dịch của cơ thể,… Tuy nhiên khi huyết áp tăng cao khiến cho thật dần mất đi chức năng lọc, động mạch thận hẹp đi từ đó gây nên tình trạng suy thận. 

Tác động của cao huyết áp đến mắt

Tăng huyết áp có thể gây nên rất nhiều bệnh lý liên quan đến võng mạc, mắt, thậm chí dẫn đến mù lòa. Nguyên nhân là vì khi huyết áp trong cơ thể tăng lên, các mạch máu nuôi cơ thể đều bị ảnh hưởng, kể cả những mạch máu tại vùng mắt. Lúc này các mạch máu trong mắt sẽ bị thu hẹp làm cho tầm nhìn dần suy yếu, dễ gặp các tình trạng như thường xuyên bị khô, mờ mắt, gây nên các bệnh lý về võng mạc và cuối cùng có thể khiến cho  người bệnh bị mù.

tac dong tang huyet ap den mat

>>> Xem thêm: Có cần dùng thuốc huyết áp suốt đời? Và trả lời từ Bác sĩ

Tác động đến cơ quan sinh dục

Các hậu quả của tăng huyết áp đều đến từ nguyên nhân chính là do thành mạch máu bị dày lên, khiến lưu lượng máu đến các bộ phận trên cơ thể bị giảm đi. Trong đó các cơ quan sinh dục cũng là bộ phận chịu ảnh hưởng. 

Các động mạch cung cấp máu đến dương vật ở nam giới bị ảnh hưởng khiến cho nguồn cung máu đến bộ phận này giảm xuống, từ đó gây nên chứng rối loạn cương dương (là chứng bệnh không có khả năng duy trì sự cương cứng trong quá trình quan hệ tình dục). Đối với phụ nữ lưu lượng máu đến âm đạo cũng bị giảm đi, gây nên các triệu chứng khô âm đạo, giảm dần ham muốn tình dục,… 

Trong một số thuốc được chỉ định để điều trị bệnh cao huyết áp có tác dụng phụ đó là làm giảm ham muốn ở phụ nữ và khả năng cương cứng ở nam giới. Do đó nên trong trường hợp này, người bệnh có thể lựa chọn sử dụng phương pháp điều trị huyết áp thông qua các loại thuốc đông y thảo dược và điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt.

Ảnh hưởng của tăng huyết áp đến thai kỳ

Với những phụ nữ mang thai khi mắc bệnh cao huyết áp có thể khiến cho lưu lượng máu đến nhau thai bị giảm đi, làm cho nồng độ oxy và các chất dinh dưỡng được truyền đến thai nhi cũng giảm. Khiến cho thai nhi phát triển chậm, cân nặng khi sinh ra của trẻ thấp hơn bình thường. 

Đặc biệt quy hiểm với những mẹ bầu bị bệnh tăng huyết áp đó chính là khả năng mắc hội chứng tiền sản giật cao, gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Điều này gây nên các biến chứng nặng nề cho cả mẹ và bé khi sinh ra. Theo một nghiên cứu đã cho thấy có đến 40% phụ nữ mang thai có nguy cơ bị đột quỵ do chịu ảnh hưởng của tăng huyết áp.

anh huong cua tang huyet ap den thai ky

Cao huyết áp và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Theo một nghiên cứu khác về cao huyết áp và mối liên hệ với chất lượng giấc ngủ đã chỉ ra rằng những người mắc tăng huyết áp sẽ có khả năng bị ngưng thở khi ngủ. Đây là tình trạng hơi thở trong khi ngủ bị ngắt quãng, khiến cho giấc ngủ của người bệnh bị gián đoạn gây nên tình trạng mệt mỏi vào buổi sáng hôm sau. Ngưng thở khi ngủ cũng chính là một nguyên nhân góp phần gây nên tình trạng tăng huyết áp, khiến bệnh lý này trở nặng kể cả khi người bệnh có sử dụng thuốc chống huyết áp cao.

Tác động gây nên chứng chuột rút

Khi mạch máu tại các chi trên cơ thể bị ảnh hưởng do cao huyết áp, dần thu hẹp, bị cứng dần đi cũng sẽ khiến cho cơ thể có khả năng mắc một bệnh lý gọi là PAD – bệnh động mạch ngoại biên. PAD khiến việc lưu thông máu ở chân trở nên khó khăn, làm chuột rút ở chân gây nên nhiều đau đớn cho người bệnh.

tang huyet ap la nguyen nhan gay chuot rut

>>> Xem thêm: Các phương pháp thay đổi lối sống trong điều trị tăng huyết áp

Gây mất xương, loãng xương

Tác động của tăng huyết áp đến việc chuyển hóa canxi trong cơ thể gây nên tình trạng mất xương. Bởi vì khi huyết áp cao sẽ làm tăng đào thải canxi trong cơ thể, nhất là với các phụ nữ lớn tuổi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho cơ thể bị mất xương, loãng xương, dễ gãy xương khi có va chạm.

Trên đây là bài viết tổng hợp các ảnh hưởng của tăng huyết áp mà người bệnh có thể mắc phải nếu không được kịp thời chẩn đoán, điều trị để kiểm soát chỉ số huyết áp trong cơ thể từ sớm. 

Để phòng tránh sớm các hậu quả của tăng huyết áp, Cardiac Home cùng với đội ngũ các y bác sĩ chuyên nghiệp mang đến cho khách hàng dịch vụ kiểm tra sức khỏe, đo huyết áp, tư vấn và điều trị tại nhà toàn diện giúp nhanh chóng bảo vệ sức khỏe cho bạn cùng những người thân yêu. Liên hệ tư vấn các gói dịch vụ, đặt lịch khám thông qua Hotline 0862908168, Cardiac Home sẽ nhanh chóng hỗ trợ!