Thiếu máu cơ tim là một trong những bệnh tim mạch thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Căn bệnh nguy hiểm này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh. Nhận biết dấu hiệu bệnh là rất quan trọng để phát hiện sớm, điều trị hiệu quả và giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm có thể gây ra. Tìm hiểu thiếu máu cơ tim sống được bao lâu ngay bên dưới!
Thiếu máu cơ tim sống được bao lâu?
Thiếu máu cơ tim là một vấn đề liên quan đến tim mạch, xảy ra khi lưu lượng máu đến cơ tim bị giảm và khiến cơ tim không nhận đủ oxy. Lưu lượng máu giảm thường là do tắc nghẽn hoàn toàn hay một phần của động mạch chạy qua mạch vành. Tình trạng tim thiếu máu cục bộ thường xảy ra khi thực hiện các hoạt động mạnh hoặc quá sức (khi đó tim cần nhiều máu hơn).
Trong thời gian cơ tim không nhận đủ máu, cơ tim sẽ làm việc nhiều và khó khăn hơn. Nếu tim không nhận đủ chất dinh dưỡng và oxy, điều này có thể gây hại cho cơ tim và làm giảm chức năng của tim. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể phải đối mặt với các vấn đề như rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim,…
Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của các kỹ thuật y học, việc can thiệp và xử lý các vấn đề về tim mạch đã trở nên hiệu quả hơn. Đặc biệt nếu vấn đề được phát hiện sớm thì cơ hội điều trị khỏi bệnh càng cao, giúp người bệnh tránh được những nguy hiểm đến tính mạng. Tuy là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nhưng nếu lựa chọn đúng phương pháp điều trị và tuân thủ phác đồ điều trị sẽ có tiến triển tốt.
Trả lời câu hỏi thiếu máu cơ tim sống được bao lâu? Bác sĩ cũng cho biết, tiên lương sống của bệnh nhân ngắn hay dài dựa trên mức độ bệnh tật hoặc tổn thương tim và khả năng phản ứng với điều trị. Bệnh nhân vẫn có thể có một cuộc sống lâu dài, khỏe khoắn ngay cả khi đã mắc bệnh lâu năm.
>>> Xem thêm: Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?
Những biến chứng nguy hiểm của thiếu máu cơ tim
Ngoài thiếu máu cơ tim sống được bao lâu, nhiều bệnh nhân cũng thắc mắc về biến chứng sau thiếu máu cơ tim. Thiếu máu cơ tim có thể gây nhồi máu cơ tim, biến chứng này rất dễ gây tử vong nếu không được điều trị nhanh chóng. Thời gian tắc nghẽn mạch vành do cục máu đông càng lâu thì càng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Ngoài ra, bệnh thiếu máu cơ tim có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác, ví dụ:
- Suy tim
- Rối loạn nhịp tim
- Đau thắt ngực mãn tính
- Hạn chế bệnh nhân vận động thể chất
Vì vậy, người bệnh phải hết sức lưu ý trong việc điều trị, phòng ngừa và kiểm soát diễn biến của bệnh. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bạn nên liên hệ với trung tâm y tế để được điều trị kịp thời.
>>> Đừng bỏ qua: Triệu chứng thiếu máu cơ tim nghiêm trọng có thể bạn chưa biết
Ảnh hưởng của thiếu máu cơ tim đến người bệnh
Thời gian đầu, thiếu máu cơ tim không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, khi nó ở giai đoạn cuối, tim có thể hoạt động kém hiệu quả hơn vì nó không nhận được đủ lượng chất dinh dưỡng và oxy. Trong trường hợp này có thể thấy nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch tăng cao như nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim,…
Bệnh nhân có thể tránh được tử vong nếu được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng. Bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu cơ tim có thể gặp những vấn đề sau:
Trường hợp thiếu máu cơ tim thầm lặng
Nếu là dạng này, bệnh nhân có thể không bị đau ngực nhưng có thể cảm thấy nặng nề và khó chịu quanh ngực. Các dấu hiệu của bệnh phải được xác định bằng điện tâm đồ. Chính vì vậy, đa số người bệnh thường chủ quan và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay đột tử. Loại bệnh này thường được quan sát thấy ở bệnh nhân tiểu đường hoặc người lớn tuổi có mắc bệnh tim.
Trường hợp thiếu máu cơ tim bình thường
Các triệu chứng nổi bật nhất là đau ngực, đặc biệt là ở bên trái của ngực. Người bệnh cũng có thể cảm thấy lo lắng, căng thẳng, thở nhanh, chóng mặt vã mồ hôi, buồn nôn,… Các cơn đau thắt ngực không thường xuyên có thể kéo dài trong khoảng thời gian ngắn, chỉ vài giây đến vài phút. Người bệnh nên đến cơ sở y tế cấp cứu để được khám và điều trị nhằm tránh nguy cơ bị tổn thương cơ tim.
>>> Xem thêm: Thiếu máu cơ tim nên ăn gì? Chia sẻ thực đơn chi tiết
Vậy là bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho bạn về thiếu máu cơ tim sống được bao lâu. Điều trị và chẩn đoán sớm có thể giúp bệnh nhân sống lâu hơn. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào về các dấu hiệu của bệnh tim, hãy gọi ngay cho Cardiac Home để được hướng dẫn kịp thời! Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với Cardiac Home để khám tổng quát tim mạch, phát hiện và ngăn ngừa bệnh tim mạch.