Hiện nay, số lượng người bị đột quỵ tăng lên khá nhanh trong vài năm trở lại đây là có dấu hiệu trẻ hóa. Điều này có nghĩa là trước kia đột quỵ dễ xảy ra đối với người cao tuổi nhưng bây giờ có những người 20-30 tuổi cũng có nguy cơ bị đột quỵ nhiều. Vậy đột quỵ là gì? Đột quỵ – Một loại bệnh lý thường gặp nhưng rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây để tìm hiểu thông tin về bệnh đột quỵ cũng như cách phòng ngừa nhằm giảm tối đa rủi ro.
Định nghĩa về đột quỵ
Đột quỵ là gì? Đột quỵ (tai biến mạch máu não/stroke) xảy ra rất đột ngột khi máu cung cấp tới não bị gián đoạn, tắc nghẽn hoặc suy giảm. Lúc đó, não sẽ thiếu oxy, dinh dưỡng khiến các tế bào não bị chết ngay lập tức trong vòng vài phút.
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ
Đột quỵ đúng như cái tên của chúng, xảy ra rất nhanh, thậm chí chỉ trong vòng vài phút đã cướp đi tính mạng con người. Vậy nhưng vẫn có một số dấu hiệu đột quỵ, nên theo dõi sức khỏe mình mỗi ngày để nhận ra sự thay đổi sức khỏe bản thân như:
- Những người có nguy cơ đột quỵ cao khi mặt bị méo, nhất là khi cười sẽ thấy rất rõ.
- Tê tay hoặc liệt tay. Vẫn có khả năng điều khiển tay nhưng độ chính xác không cao, chân không nhấc lên được hoặc hay đi rớt dép.
- Một số người nguy cơ đột quỵ hay bị nói đớ hoặc “á khẩu”.
>>> Xem thêm: 7 dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần bạn cần biết để phòng ngừa
Đối tượng dễ đột quỵ
- Nhóm đối tượng ít vận động, thể dục, thể thao rèn luyện sức khỏe
- Nhóm đối tượng thường xuyên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cafein hoặc tiếp xúc, làm việc trong môi trường có khói thuốc lá
- Nhóm đối tượng ít sử dụng rau xanh, thường xuyên sử dụng đồ ăn có hàm lượng chất béo dầu mỡ cao
- Những người ở độ tuổi trung niên
- Nhóm đối tượng trong gia đình có bệnh đột quỵ mang tính di truyền
- Nhóm đối tượng đang mắc hoặc đang điều trị các bệnh về tim mạch, huyết áp
- Nhóm đối tượng mắc các bệnh như tiểu đường, thừa cân, béo phì
Như vậy có thể thấy, đột quỵ có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ người già đến người trẻ, nhất là những người không rèn luyện sức khỏe thường xuyên.
Các loại đột quỵ thường gặp
Đột quỵ có nhiều loại, biến thể khác nhau nhưng có một số loại cơ bản như đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đột quỵ do xuất huyết não,…
Do thiếu máu cục bộ
Tình trạng thiếu máu cục bộ làm tắc nghẽn động mạch, từ đó xuất hiện tình trạng đột quỵ. Trên thực tế, có đến 85% các ca bị đột quỵ là do thiếu máu cục bộ. Trong loại đột quỵ do thiếu máu cục bộ còn được chia thành 2 loại đó là do huyết khối và do thuyên tắc mạch máu.
Các huyết khối của các màng xơ vữa bên trong thành mạch có khả năng phát triển tăng dần dẫn đến hẹp lòng mạch. Tại những vị trí hẹp này có thể có tiểu cầu tập kết bất thường, làm lòng mạch máu bị tắc nghẽn hoàn toàn, máu không lưu thông lên não được nên đột quỵ.
Trong trường hợp huyết khối từ nơi khác tới làm lấp mạch, động mạch bị tắc nghẽn hoặc màng xơ vữa động mạch bong tróc, huyết khối từ thành tim khiến mạch máu bị thuyên tắc, não không kịp nhận máu nuôi gây ra đột quỵ tại chỗ.
Xuất huyết não
Xuất huyết não hay chảy máu não do bị vỡ mạch máu não khiến máu chảy vào nhu mô não, não thất hoặc khoang dưới nhện. Tình trạng này sẽ dẫn đến đột quỵ ngay tức thì. Nhưng chỉ khoảng 15% bị đột quỵ là do xuất huyết não.
Cách phòng ngừa đột quỵ
Để phòng ngừa bệnh đột quỵ, hạn chế mọi rủi ro, chúng ta cần phải nâng cao sức khỏe, đề kháng của chính bản thân bằng cách:
- Thực hiện lối sống khoa học và lành mạnh bằng cách thể dục thể thao mỗi ngày khoảng 30 phút để tăng cường khả năng trao đổi chất, máu lưu thông tốt. Nếu bạn yếu, có thể tập 3-4 buổi/tuần với những bài tập thể dục nhẹ nhàng.
- Hạn chế những loại đồ ăn giàu chất béo như đồ xiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, các loại nước uống ngọt, có nhiều gas hay chứa cồn. Thay vào đó, bạn hãy tăng lượng rau củ quả vào khẩu phần ăn mỗi ngày để bổ sung vitamin các loại, ăn thịt trắng thay cho thịt đỏ, dùng ngũ cốc, hạt dinh dưỡng, v.v…
- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên thức khuya mà phải ngủ đủ giấc, đảm bảo có chất lượng giấc ngủ tốt.
- Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, tầm soát đột quỵ, đo lượng cholesterol, huyết áp, tim mạch, tiểu đường.
- Đặc biệt, nên hạn chế tối đa tắm muộn, nhất là tắm đêm vì tắm đêm làm một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.
>>> Tham khảo thêm: 7 cách phòng ngừa đột quỵ tại nhà
Trên đây là tổng hợp một vài thông tin cơ bản về đột quỵ, giúp các bạn biết đột quỵ là gì, cách nhận biết và cả cách phòng ngừa bệnh đột quỵ. Mong rằng, những chia sẻ này sẽ hữu ích cho tất cả các bạn.