Đo huyết áp tại nhà – Phương pháp bảo vệ an toàn sức khỏe cơ bản

Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ tim mạch, sáng lập viên Cardiac Home

Hiện đang công tác tại Viện Tim Mạch, Bệnh Viện Bạch Mai

 

Huyết áp cao hay huyết áp thấp đều là những bệnh lý huyết áp nguy hiểm có thể gây nên nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh nếu không được kiểm soát từ sớm. Chính vì vậy nên thường xuyên kiểm tra, đo huyết áp là phương pháp giúp bảo vệ an toàn cho sức khỏe mà mỗi người nên làm. Tìm hiểu ngay cách đo huyết áp tại nhà đúng chuẩn là như thế nào, biết thêm các mẹo đo huyết áp tại nhà trong bài viết Cardiac Home mang đến sau đây.

Đo huyết áp tại nhà có vai trò như thế nào?

Đo huyết áp là phương pháp giúp mọi người dễ dàng kiểm soát tốt hơn tình trạng huyết áp của bản thân, nhất là những người mắc các bệnh lý liên quan đến huyết áp, những người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh về huyết áp. Nhờ biết được nhanh chóng mỗi khi huyết áp có sự tăng/ giảm đột ngột từ đó có phương pháp xử lý kịp thời giúp giảm được nguy cơ tai biến, các biến chứng do huyết áp gây nên như đột quỵ, tai biến mạch máu não,… 

Với những người từ 30 tuổi – 40 tuổi nên thực hiện đo huyết áp 1 tháng/ lần. Nếu phát hiện tình trạng huyết áp thay đổi thì cần đo nhiều lần hơn từ 2 – 4 lần để sớm nhận biết, kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe. Với những người mắc bệnh cao huyết áp cần tiến hành đo huyết áp tại nhà thường xuyên hơn, tốt nhất là hàng ngày. Nên thực hiện đo đạc huyết áp trong một thời điểm nhất định, ghi lại kết quả và có thể hỏi ý kiến các bác sĩ, chuyên gia dựa trên kết quả này để đảm bảo tính chính xác nhất.

Quy trình đo huyết áp tại nhà đúng

Hiện nay để đo huyết áp tại nhà thì mọi người có thể lựa chọn sử dụng các loại máy đo huyết áp như: Máy đo huyết áp thủy ngân, máy đo huyết áp đồng hồ cơ và máy đo huyết áp điện tử. Trong đó 2 loại là máy đo huyết áp bằng đồng hồ cơ và đo huyết áp điện tử là những loại cho độ tiện dụng cao, được lựa chọn phổ biến hiện nay. 

Ngoài ra hiện nay còn có cách đo huyết áp bằng thiết bị Holter, chúng là phương pháp đo đạc huyết áp liên tục trong một khoảng thời gian nhất định từ 24 giờ – 48 giờ. Máy Holter đo huyết áp sẽ ghi lại thông số huyết áp đo được trong suốt thời gian đeo hoàn toàn tự động. Là thiết bị đo huyết áp chuyên dụng cho các bệnh nhân mắc chứng huyết áp, nhằm nhanh chóng phát hiện khi có bất kỳ thay đổi huyết áp đột ngột nào xảy ra.

do huyet ap tai nha

Cách đo huyết áp tại nhà

Trong số các thiết bị máy đo huyết áp tại nhà thì loại đo bằng máy điện tử thông dụng hơn cả. Cardiac Home sau đây xin giới thiệu đến bạn cách đo huyết áp tại nhà bằng máy đo điện tử với các bước thực hiện như sau:

  • Kiểm tra máy đo huyết áp xem có hoạt động tốt hay không, nếu máy đo có ống nghe thì cần đảm bảo bao hơi và ống nghe được sạch sẽ, không gặp vấn đề
  • Mẹo đo huyết áp tại nhà cho thông số chính xác đó là giữ cho cơ thể ở trạng thái ổn định, thư giãn, hít thở đều, không nên quá hồi hộp hay lo lắng, kích động vì có thể khiến huyết áp tăng cao tạo nên các báo động giả. 
  • Đặt dải quấn vào vùng tay trần để tiến hành đo, phần mép dưới của băng quấn cần nằm ở ngay phần nếp gấp khủy tay của bạn, lưu ý không nên để áo chèn tại vùng quấn băng sẽ làm tăng từ 5mmHg – 50mmHg trong quá trình đo đạc
  • Để tay tựa trên mặt phẳng bàn, tay đặt ngang với trái tim, không quá cao hay thấp hơn so với tim sẽ khiến chỉ số huyết áp có thể thấp hơn hoặc cao hơn. 
  • Ngồi đúng tư thế, lưng thẳng tựa vào ghế, 2 chân không bắt chéo và chạm hoàn toàn vào mặt đất. 
  • Tiến hành đo đạc theo hướng dẫn sử dụng máy
  • Ghi lại chính xác thông số đo được ở mỗi lần đo huyết áp tại nhà, sẽ cần có ít nhất kết quả trung bình 2 lần đo để có được quyết định lâm sàng

Lưu ý khi đo huyết áp tại nhà

  • Trước khi thực hiện đo huyết áp tại nhà trong khoảng 30 phút không nên hút thuốc, sử dụng các thức uống có caffein hay tập luyện thể thao. Nên để cơ thể nghỉ ngơi yên lặng, làm trống bàng quang để cho thông số huyết áp chính xác
  • Khi tiến hành đo đạc không nên nói chuyện, xao nhãng, mất tập trung sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo đạc
  • Nên tiến hành đo huyết áp nhiều lần để cho thông số chính xác nhất, mỗi lần cách nhau tầm 1 phút, tối thiểu là 2 lần đo. Nên đo huyết áp tại nhà vào buổi sáng trước khi uống thuốc hay buổi tối trước khi đi ngủ là thích hợp nhất.
  • Nếu kết quả huyết áp tâm thu hoặc tâm trương cao nằm ngoài phạm vi cho phép thì trên máy đo sẽ có biểu tượng nhịp tim nhấp nháy. Lúc đó bạn nên lưu ý đo đạc lại và đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ. Khi đo huyết áp tại nhà thì các giá trị sau đây được xem là huyết áp cao: huyết áp tâm thu (HA tối đa) trên 135mmHg, huyết áp tâm trương (HA tối thiểu) trên 85mmHg.

luu y khi tu do huyet ap tai nha

Chỉ định đo huyết áp, theo dõi huyết áp tại nhà 

Huyết áp tăng do hội chứng áo choàng trắng

Hội chứng áo choàng trắng là tình trạng huyết áp tăng do bệnh nhân cảm thấy căng thẳng khi đo đạc huyết áp tại cơ sở y tế, bệnh viện hay phòng khám lúc có mặt bác sĩ hay các nhân viên y tế. Tuy nhiên khi đo đạc huyết áp tại nhà lại hoàn toàn cho thông số bình thường. 

Các trường hợp đo huyết áp tăng cao ở tại bệnh viện, phòng khám cần được xem xét gồm:

  • Huyết áp tăng cấp độ I khi đo đạc tại cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám
  • Huyết áp tại bệnh viện, phòng khám tăng cao đáng kể nhưng lại không có bất kỳ tổn thương cơ quan đích nào

Các tình huống tăng huyết áp ẩn giấu thường gặp

Tăng huyết áp ẩn giấu là tình trạng bệnh nhân bị tăng huyết áp thật sự, không phải vì mắc hội chứng áo choàng trắng, thậm chí có các tổn thương lên cơ quan đích nhưng không được phát hiện khi tiến hành đo đạc tại phòng khám, bệnh viện.

Những tình huống tăng huyết áp ẩn giấu thường gặp:

  • Huyết áp bình thường cao khi đo đạc tại bệnh viện, phòng khám
  • Huyết áp tại bệnh viện, phòng khám bình thường với những người có tổn thương cơ quan đích, có nguy cơ tim mạch cao

benh ly huyet ap rat nguy hiem

Các chỉ định đo huyết áp tại nhà khác liên quan đến việc theo dõi, điều trị

  • Hạ huyết áp tư thế hoặc sau ăn ở các bệnh nhân được điều trị hoặc không điều trị
  • Đánh giá tình trạng tăng huyết áp kháng trị 
  • Đánh giá kiểm soát tình trạng huyết áp, nhất là ở những bệnh nhân có nguy cơ cao đã được điều trị
  • Đáp ứng huyết áp quá mức, gắng sức: Khi có thay đổi chỉ số huyết áp đáng kể tại phòng khám, đánh giá triệu chứng khi tụt huyết áp trong điều trị
  • Đánh giá trị số huyết áp vào ban đêm và tình trạng trũng – nghi ngờ tăng huyết áp về đêm giống như hội chứng ngưng thở khi ngủ, đái tháo đường, suy thận mạn tính,…

Thiết lập lối sống lành mạnh để huyết áp ổn định

Để cải thiện tình trạng huyết áp, giữ cho huyết áp luôn ở mức ổn định, tránh được các nguy cơ phát triển các biến chứng khác thì một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua đó chính là thiết lập, điều chỉnh cho bản thân có một lối sống lành mạnh hơn. Cụ thể:

Thực hiện các biện pháp giảm cân khi thừa cân, béo phì

Với những người có trọng lượng cơ thể tăng cao, bị thừa cân, béo phì thì nguy cơ tăng huyết áp rất cao. Đặc biệt có thể mắc chứng gián đoạn hơi thở trong quá trình ngủ. Do đó lựa chọn giảm cân chính là một phương pháp thay đổi lối sống hiệu quả để kiểm soát huyết áp và nâng cao sức khỏe cho bản thân.

Tập luyện thể thao, vận động

Hoạt động thể chất thường xuyên tầm 30 phút/ ngày sẽ có thể giúp làm giảm huyết áp xuống 4mmHg – 9mmHg. Với những người có chỉ số huyết áp đo được ở mức hơi cao thì khi vận động, tập luyện thể dục thể thao cũng sẽ giúp tránh được tình trạng huyết áp tăng. Những bộ môn thích hợp để cải thiện huyết áp như là bơi lội, đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, đạp xe.

ren luyen the duc the thao

Ăn uống lành mạnh

Sau khi đo huyết áp tại nhà và phát hiện tình trạng huyết áp của mình đã hơi cao thì bạn có thể cải thiện tình trạng này thông qua việc quan tâm đến chế độ ăn uống. Nên lựa chọn ăn chế độ giàu ngũ cốc, trái cây và sử dụng các loại sữa ít béo. Bổ sung thêm Kali bằng cách ăn chuối chín hàng ngày và hạn chế ăn các món mặn. Với phương pháp này có thể giúp bạn giảm chỉ số huyết áp lên đến 14mmHg

Giảm hấp thu Natri vào cơ thể

Với những người cao huyết áp sẽ có hàm lượng hấp thu Natri trong cơ thể khá cao, do đó bạn nên kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể hàng ngày để giúp tình trạng huyết áp cao được cải thiện.

Giảm thiểu thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá

Tiêu thụ rượu, bia hay hút thuốc đều sẽ khiến cho huyết áp tăng cao. Chính vì vậy nên bỏ thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu bia sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng huyết áp cao cực kỳ tốt từ đó nâng cao tuổi thọ cho bản thân.

han che su dung ruou bia, thuoc la

Giảm căng thẳng, stress

Căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh tăng huyết áp phát triển, do đó hãy thường xuyên sử dụng đến các biện pháp thư giãn cho cơ thể như tập yoga, thiền để dần cải thiện tình trạng này.

Nạp cafein với mức vừa phải

Khi sử dụng các thực phẩm, đồ uống có chứa cafein sẽ có thể làm tăng huyết áp từ 5mmHg – 10mmHg với người hiếm khi sử dụng và sẽ hầu như không tác động đến huyết áp với những người thường xuyên sử dụng thành thói quen.

Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến việc đo huyết áp tại nhà, chú ý đến việc thường xuyên kiểm tra tình trạng huyết áp chính là một trong số các giải pháp hàng đầu để bảo vệ sức khỏe của bạn cùng những người thân yêu. Cardiac Home hiện đang mang đến dịch vụ khám, tư vấn điều trị bệnh tại nhà để giúp khách hàng theo dõi tình trạng huyết áp và sức khỏe tim mạch, đeo Holter huyết áp 24 giờ phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Liên hệ đến số Hotline Cardiac Home 0862908168 nếu cần tư vấn, đặt lịch ngay!