Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ tim mạch, sáng lập viên Cardiac Home
Hiện đang công tác tại Viện Tim Mạch, Bệnh Viện Bạch Mai
Tăng huyết áp được biết đến là một loại bệnh lý khá nguy hiểm, có thể gây nên nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh nếu không được chữa trị, thăm khám, sử dụng thuốc đều đặn. Hiện nay có hơn 25% người trưởng thành tại nước ta đang mắc căn bệnh này. Vậy liệu có cần dùng thuốc huyết áp suốt đời hay không? Khi nào dừng thuốc huyết áp được? Đó là những câu hỏi rất nhiều bệnh nhân huyết áp quan tâm muốn biết. Cùng Cardiac Home lắng nghe câu trả lời từ các bác sĩ chuyên khoa tim mạch đang làm việc ở những bệnh viện danh tiếng tại Việt Nam trong bài chia sẻ bên dưới đây!
Thuốc huyết áp có tác dụng gì?
Thuốc hạ huyết áp là một loại thuốc chuyên dùng cho các bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp. Chúng sẽ giúp giữ huyết áp của người bệnh luôn ở mức ổn định. Tránh được tình trạng vì không kiểm soát được huyết áp khiến biến chứng bệnh trở nên nặng nề: gây suy tim, đột quỵ, suy thận, chảy máu não,… Do đó nên việc sử dụng thuốc hàng ngày là điều nên làm.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc huyết áp khác nhau như Amlor, Coversyl 5mg,.. Tuy nhiên nên sử dụng loại thuốc nào cho phù hợp với tình trạng của bệnh nhân sẽ phụ thuộc theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
Thuốc huyết áp cần được uống liên tục, đúng giờ, tránh tình trạng quên thuốc để giúp việc điều trị cho hiệu quả tốt nhất. Với những loại thuốc uống 1 ngày 1 lần thì nên chọn uống trong một thời gian cố định, còn với trường hợp thuốc được chia thành nhiều lần uống trong ngày thì nên chia đều trong 24 giờ. Trong trường hợp sử dụng thuốc thấy có tác dụng phụ hay tình trạng bất thường thì cần thông báo ngay cho bác sĩ để được nhanh chóng kiểm tra, xử lý kịp thời.
>>> Xem thêm: Các phương pháp thay đổi lối sống trong điều trị tăng huyết áp
Có cần phải dùng thuốc huyết áp suốt đời
Thuốc huyết áp có phải dùng suốt đời hay không? Quá trình điều trị bệnh lý này chính xác là cần được điều trị suốt đời. Bệnh huyết áp là một căn bệnh không bao giờ hết, với những trường hợp rất ít người bệnh sau quá trình điều trị bằng thuốc đã cho hiệu quả tốt, sức khỏe dần ổn định và không cần sử dụng đến thuốc nữa tuy nhiên sẽ vẫn cần được giám sát chặt chẽ của các bác sĩ.
Thực tế hiện nay có không ít người bệnh sau khi sử dụng thuốc một thời gian, nhận thấy sức khỏe đã ổn định trở lại thì quyết định ngưng dùng thuốc mà không tuân theo chỉ định của các bác sĩ. Điều này khiến cho huyết áp có thể tăng trở lại, có thể gây nên nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân vì các biến chứng bệnh có thể phát triển khiến cho việc chữa bệnh sau này gặp không ít bất lợi. Đặc biệt có những trường hợp huyết áp đột ngột tăng lại sau quá trình ngưng thuốc khiến người bệnh đột quỵ ngay.
Không phải bệnh nhân huyết áp nào cũng cần điều trị bằng thuốc?
Sau quá trình chẩn đoán tình trạng bệnh lý thì không phải bất kỳ bệnh nhân nào cũng đều cần điều trị bằng thuốc, mà việc chỉ định sẽ nằm ở quyết định của các bác sĩ dựa theo mức độ tăng huyết áp, phân tầng nguy cơ, tổn thương của các cơ quan,… Cụ thể:
Phân tầng nguy cơ của bệnh tăng huyết áp
Giai đoạn bệnh tăng huyết áp | Các yếu tố nguy cơ khác, tổn thương cơ quan đích hoặc bệnh |
Phân độ HA (mmHg) |
|||
BT-Cao
HAT 130 – 139 HATTr 85 – 89 |
Độ 1
HAT 140 – 159 HATTr 90 – 99 |
Độ 2
HAT 160 – 179 HATTr 100 – 109 |
Độ 3
HAT >= 180 HATTr >= 110 |
||
Giai đoạn 1 (không biến chứng) | Không có YTNC | Nguy cơ thấp | Nguy cơ thấp | Nguy cơ trung bình | Nguy cơ cao |
Có từ 1 – 2 YTNC | Nguy cơ thấp | Nguy cơ trung bình | Nguy cơ trung bình – cao | Nguy cơ cao | |
Có trên 3 YTNC | Nguy cơ thấp – trung bình | Nguy cơ trung bình – cao | Nguy cơ cao | Nguy cơ cao | |
Giai đoạn 2 (bệnh không có triệu chứng) | Tổn thương cơ quan đích, bệnh thận mạn tính giai đoạn 3 hoặc ĐTĐ không tổn thương cơ quan | Nguy cơ trung bình – cao | Nguy cơ cao | Nguy cơ cao | Nguy cơ cao – rất cao |
Giai đoạn 3 (bệnh có xuất hiện triệu chứng) | Bệnh tim mạch có triệu chứng, bệnh thân mạn tính giai đoạn 4 trở lên hoặc ĐTĐ có tổn thương cơ quan đích | Nguy cơ rất cao | Nguy cơ rất cao | Nguy cơ rất cao | Nguy cơ rất cao |
Chỉ định điều trị ban đầu của các bệnh nhân tăng huyết áp
Với những bệnh nhân mắc chứng tăng huyết áp ở cấp độ 1 với nguy cơ thấp thì khả năng cao có thể không cần sử dụng thuốc để chữa trị, mà thay vào đó có thể điều chỉnh lại lối sống lành mạnh hơn. Còn với các giai đoạn bệnh khác sẽ cần điều trị thuốc ngay theo chỉ dẫn của bác sĩ, các trường hợp nghiêm trọng sẽ cần đích kiểm soát HA trong thời gian từ 2 – 3 tháng.
Dù tình trạng bệnh nhân ở cấp độ nào thì sẽ đều cần thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, làm việc để dần cải thiện tình trạng bệnh cao huyết áp của mình như:
- Giảm hàm lượng muối trong thực đơn ăn uống, hạn chế dùng muối hay nước chấm khi ăn. Tránh sử dụng những loại thức ăn nhanh, thức ăn công nghiệp vì chúng có chứa hàm lượng muốn khá cao
- Hạn chế sử dụng các loại nước ngọt có gas, bia rượu vì trong những thức uống này có hàm lượng natri cao, có hạn cho người bị cao huyết áp
- Ngưng hút thuốc, không thức khuya, ngủ đúng giờ đủ giấc, hay làm việc quá căng thẳng
Bệnh nhân huyết áp bằng thuốc có thể dừng uống thuốc không?
Khi nào dừng thuốc huyết áp được là câu hỏi rất nhiều bệnh nhân thắc mắc hiện nay. Tuy nhiên như đã trả lời trước đó thì việc sử dụng thuốc huyết áp sẽ cần diễn ra đều đặn hàng ngày cho đến suốt đời. Việc sử dụng thuốc huyết áp không chỉ là để có thể khống chế, kiểm soát được các con số huyết áp mà còn giúp ngăn chặn, đề phòng tình trạng bệnh phát triển gây nên nhiều tổn thương đến các cơ quan đích trong cơ thể như là tim, não, mạch máu,…
Đặc biệt chính là những người cao tuổi mắc chứng tăng huyết áp thì nên sử dụng thuốc đều đặn để tránh tình trạng gây nên nhiều hệ quả xấu ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Các bệnh nhân tăng huyết áp sẽ cần duy trì việc điều trị bằng thuốc, sử dụng các liệu pháp điều trị, thường xuyên theo dõi định kỳ để kịp thời phát hiện biến chứng bệnh, xử lý các tổn thương đích nếu có hoặc điều chỉnh liệu pháp điều trị cho phù hợp với tình trạng bệnh lý hiện tại của bệnh nhân.
>>> Xem thêm: 3 biến chứng nhồi máu cơ tim cấp mà bạn cần biết
Thói quen sử dụng thuốc huyết áp sai cách
Sử dụng thuốc huyết áp đều đặn là điều nên làm để giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh lý này, tuy nhiên các bệnh nhân cũng cần sử dụng thuốc đúng cách. Sau đây là một số thói quen sử dụng thuốc huyết áp sai cách mà bạn nên lưu ý:
- Chỉ sử dụng thuốc khi thấy huyết áp tăng cao, còn trong tình trạng huyết áp bình thường sẽ ngưng sử dụng. Điều này khá phổ biến ở các bệnh nhân mắc chứng tăng huyết áp. Sử dụng thuốc như vậy không giúp tình trạng huyết áp của người bệnh được giữ ổn định mà còn có thể gây nên nhiều hệ lụy về sau như đột quỵ, tai biến mạch máu não, di chứng liệt nửa người,…
- Không tuân thủ đúng liều điều trị và khoảng cách dùng thuốc: Người bệnh ban đầu sẽ khá nghiêm chỉnh trong việc uống thuốc đúng liều, đúng giờ giấc nhưng càng về sau khi thấy sức khỏe mình ổn định sẽ tự ý giảm liều lượng mà không thông qua chỉ định của các bác sĩ. Điều này hết sức nguy hiểm vì nồng độ thuốc trong máu không đủ khiến khó có thể kiểm soát tốt tình trạng huyết áp
- Nhiều bệnh nhân mắc bệnh huyết áp kèm theo một số bệnh khác như hen, khớp, đái tháo đường,… Do đó sẽ thường sử dụng nhiều loại thuốc chung với nhau mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Điều này gây nên rất nhiều bất lợi cho người bệnh vì đôi khi trong thành phần của thuốc điều trị bệnh này sẽ có thành phần ảnh hưởng đến bệnh lý khác: trong thuốc cảm có chứa chất co mạch có thể gây tăng huyết áp; thuốc chống viêm steroid sử dụng trong giảm đau, điều trị các bệnh xương khớp sẽ làm giảm sức nạp của thận còn trong thuốc điều trị huyết áp lại làm tăng sức nạp của thận; trong các thuốc điều trị bệnh xương khớp, hen có nhóm corticoid có tác dụng phụ là giữ muối và nước, làm tăng huyết áp; thuốc đông y có thành phần cam thảo sẽ khiến huyết áp tăng cao;…
- Không thay đổi thói quen sinh hoạt mặc dù đã sử dụng thuốc: Việc kết hợp giữa một lối sống lành mạnh và thuốc huyết áp sẽ là yếu tố giúp tình trạng bệnh lý này nhanh chóng được cải thiện đáng kể. Người bệnh có thể chọn tập luyện thể thao nhẹ nhàng vừa sức, tránh stress, không ăn mặn, tránh xa thuốc là và rượu bia,… Đặc biệt không nên tập luyện thể thao quá sức, cường độ cao hay dậy quá sớm vào mùa đông sẽ rất dễ gây tai biến, đột quỵ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Suy tim cấp: Dấu hiệu, chẩn đoán và phương án điều trị hiệu quả
Trên đây là tất cả những thông tin chia sẻ trả lời cho những câu hỏi như “có cần dùng thuốc huyết áp suốt đời hay không?”, “Khi nào dừng thuốc huyết áp được?”. Tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm và sẽ theo người bệnh đến suốt cuộc đời, do đó cần được theo dõi, điều trị sử dụng thuốc thường xuyên, đều đặn để dễ dàng kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
Cardiac Home mang đến cho khách hàng dịch vụ khám, tư vấn điều trị bệnh tăng huyết áp tại nhà với các y bác sĩ có chuyên môn giỏi, làm việc tại những đơn vị tim mạch nổi tiếng của nước ta (Bệnh viện Bạch Mai, Viện Tim mạch). Rất thích hợp cho những bệnh nhân cao tuổi, người có sức khỏe yếu hay không có nhiều thời gian đến trực tiếp cơ sở y tế để thăm khám. Sử dụng dịch vụ tại Cardiac Home quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về việc tình trạng sức khỏe của mình và những người thân trong gia đình sẽ được kiểm soát tốt nhất.