Chẩn đoán hội chứng mạch vành mạn tính chuẩn xác

Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ tim mạch, sáng lập viên Cardiac Home

Hiện đang công tác tại Viện Tim Mạch, Bệnh Viện Bạch Mai

 

Hội chứng mạch vành mạn tính là bệnh lý mạn tính, chúng thường tiến triển từ từ và có thể dần nghiêm trọng hơn. Những nội dung Cardiac Home mang đến trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh động mạch vành mạn tính là gì, những người có thể mắc hội chứng này, các biểu hiện cũng như các phương pháp chẩn đoán bệnh động mạch vành mạn tính một cách chi tiết nhất.

Hội chứng động mạch vành mạn tính là gì?

Hội chứng động mạch vành mạn tính hay còn gọi là bệnh động mạch vành mạn tính, bệnh tim thiếu máu cục bộ, thiếu máu cơ tim,… Đây là tình trạng phần mạch vành bị hẹp, tắc ở nhiều mức độ khác nhau do nguyên nhân chính đến từ xơ vữa động mạch vành. Các bệnh lý liên quan đến hội chứng này sẽ có thể phát triển đột ngột thành hội chứng động mạch vành cấp, với triệu chứng chuyển biến chính là cơn đau thắt ngực.

benh dong mach vanh man tinh

Ai có thể mắc hội chứng động mạch vành mạn?

Những người có thể mắc hội chứng mạch vành mạn tính có thể chia thành 3 nhóm chính sau đây:

Nhóm nghi ngờ mắc bệnh

Đây là những bệnh nhân đã xuất hiện triệu chứng đau thắt ngực ổn định, khó thở hay những bệnh nhân phát hiện bị suy tim/ giảm chức năng thất trái với nguyên nhân hàng đầu đến từ bệnh lý liên quan đến động mạch vành.

Nhóm đã tái thông động mạch vành

  • Bệnh nhân có xuất hiện hoặc không các triệu chứng của bệnh mạch vành tuy nhiên đã được chẩn đoán bệnh động mạch vành cấp hay được tái thông động mạch vành trong thời gian chưa đến 1 năm. 
  • Những bệnh nhân đã có tiền sử điều trị hội chứng mạch vành cấp hay đã tái thông động mạch vành trên 1 năm.

nhung nguoi mac hoi chung mach vanh man tinh

Nhóm không có biểu hiện cụ thể

Nhóm bệnh nhân có xuất hiện những cơn đau ngực khá giống với bệnh lý co thắt động mạch vành hay bệnh lý vi mạch. Ngoài ra còn có những bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng cụ thể nhưng tình cờ khám và phát hiện mắc hội chứng mạch vành mạn tính.

>>> Xem thêm: 3 hình thái của hội chứng động mạch vành cấp tính

Các biểu hiện của hội chứng động mạch vành mạn

Để nhận biết bệnh nhân mắc hội chứng mạch vành mạn tính thì chúng ta có thể dựa vào những biểu hiện cơ năng, thực thể và một số biểu hiện khác như:

Biểu hiện cơ năng

Đau thắt ngực chính là biểu hiện điển hình của bệnh động mạch vành. Với một số người bệnh đôi khi sẽ không xuất hiện triệu chứng này – chúng được gọi là bệnh động mạch vành thầm lặng. Tuy nhiên sẽ thường dễ nhận biết nhất với những người mắc bệnh nền đái tháo đường. 

Tiêu chuẩn của một cơn đau thắt ngực do hội chứng mạch vành mạn tính

Một cơn đau thắt ngực điển hình của hội chứng mạch vành cấp tính sẽ có 3 tiêu chuẩn:

  • Cơ đau có cảm giác đè nặng, ép chặt, như bóp nghẹt vùng ngực, rát bỏng khu vực sau xương ức hay ở vùng ngực trái. Cơn đau có thể lan rộng ra những vị trí khác trên cơ thể như vai, cánh tay, cằm, sau lưng, vùng thượng vị,… Hay gặp nhất là tình trạng lan lên vùng vai trái và xuống tay trái, đôi khi xuống cả các vị trí ngón tay.
  • Cơn đau xuất hiện theo quy luật, có thể đến do người bệnh hoạt động gắng sức, gặp lạnh, ăn quá nhiều, hút thuốc,… Mỗi cơn đau sẽ kéo dài trong tầm 3 phút – 15 phút, có khi hơn.
  • Cơn đau có thể giảm dần và đỡ hẳn sau vài phút hay sau khi dùng Nitroglycerin

bieu hien benh dong mach vanh man tinh

Nếu bệnh nhân có 2/ 3 điều trên thì đã nằm trong bệnh lý đau thắt ngực không điển hình. Còn nếu có 1 yếu tố hoặc không có yếu tố nào thì sẽ không được gọi là cơn đau thắt ngực do hội chứng động mạch vành mạn tính.

Các mức độ đau thắt ngực

Các cơn đau thắt ngực có thể đến dựa theo mức độ hoạt động thể lực của người bệnh, cụ thể Hội tim mạch Canada đã chia các cơn đau thắt ngực ổn định thành 4 mức độ:

  • Mức độ 1: Cơn đau chỉ xuất hiện khi người bệnh gắng sức nhiều, hoạt động thể lực ở mức nặng. Thường thấy ở những hoạt động cần tốc độ, tốn nhiều sức lực trong thời gian dài như là đi bộ, leo cầu thang,…
  • Mức độ 2: Những cơn đau đã xuất hiện khi thực hiện các hoạt động thể lực ở mức trung bình. Ở mức độ này các bệnh nhân vẫn có thể tự thực hiện các hoạt động thường ngày, leo được dốc và đi được cầu thang 1 tầng ở tốc độ bình thường 
  • Mức độ 3: Cơn đau ngực đến ngay cả trong những trường hợp thực hiện các hoạt động thể lực nhẹ. Bệnh nhân lúc này sẽ gặp khó khăn trong việc tự đi bộ hay leo cầu thang
  • Mức độ 4: Cơn đau xuất hiện trong cả những trường hợp người bệnh không hoạt động thể lực. Chúng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, kể cả những lúc cơ thể đang được ngồi, nằm nghỉ ngơi.

Biểu hiện thực thể

Không có bất kỳ dấu hiệu thực tổn nào trong hội chứng động mạch vành mạn tính. Việc khám bệnh động mạch vành mạn tính sẽ giúp phát hiện những nguy cơ gây bệnh, các biến chứng và bệnh đồng mắc như là: loạn nhịp tim, bệnh van tim, THA, dấu hiệu suy tim, bệnh động mạch ngoại vi,… Có thể chẩn đoán để phân biệt với những nguyên nhân gây đau thắt ngực khác.

Biểu hiện khác

Những biểu hiện khác mà các bệnh nhân mắc hội chứng mạch vành mạn tính có thể gặp phải như: Khó thở, tim đập không đều, người bệnh thấy tức ngực, nặng ngực, đau tức vùng thượng vị,…

>>> Xem thêm: 3 phương án điều trị nhồi máu cơ tim cấp hiệu quả

Chẩn đoán hội chứng mạch vành mạn tính 

Để chẩn đoán bệnh động mạch vành mạn tính dựa theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Châu Âu ESC 2019 đã công bố lược đồ gồm 6 bước cơ bản đi từ lâm sàng đến cận lâm sàng như sau:

Bước 1: Đánh giá triệu chứng bệnh và thăm khám lâm sàng

Các bác sĩ sẽ thông qua quá trình thăm khám, hỏi về tiền sử bệnh lý tim mạch và các yếu tố nguy cơ để khai thác những đặc điểm về cơn đau. Tiến hành đánh giá sơ bộ triệu chứng của bệnh nhân xem liệu có phải là cơn đau thắt ngực điển hình của hội chứng động mạch vành hay không? Hay cơn đau đến từ những nguyên nhân khác như huyết áp cao, thiếu máu, bệnh van tim, bệnh màng ngoài tim, bệnh cơ tim phì đại, rối loạn nhịp tim,…

Nếu đánh giá cơn đau thắt ngực không ổn định, đúng triệu chứng của bệnh động mạch vành thì sẽ được xử lý như hội chứng động mạch vành cấp. Nếu loại trừ thì tiếp tục chuyển qua bước tiếp theo.

danh gia tham kham lan sang benh

Bước 2: Đánh giá tổng quát sức khỏe, các bệnh lý phối hợp và chất lượng cuộc sống 

Các bác sĩ sẽ đánh giá tổng quát sức khỏe người bệnh dựa trên nguy cơ tim mạch tổng thể, xem xét các bệnh lý kèm theo và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nếu việc chụp và tái thông động mạch vành không mang đến lợi ích thì nên hạn chế việc thăm dò sâu hơn và có thể chuyển sang điều trị nội khoa. 

Bước 3: Thăm dò, xét nghiệm cận lâm sàng

Sau khi đánh giá tổng quan bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định làm các xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh gồm có các xét nghiệm: Sinh hóa máu, điện tâm đồ, siêu âm doppler tim, X-quang ngực 

Bước 4: Đánh giá xác suất tiền nghiệm, khả năng mắc bệnh động mạch vành

Các bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá xác suất tiền nhiệm (PTP) để nhằm dự báo khả năng mắc hội chứng động mạch vành. Lúc này bệnh nhân sẽ được chia làm 3 nhóm dựa trên xác suất đánh giá PTP. Tùy thuộc vào từng nhóm mà người bệnh sẽ được thực hiện thăm dò cận lâm sàng phù hợp như siêu âm gắng sức, CLVT động mạch vành, cộng hưởng từ, PET – CT, chụp động mạch vành qua da)

  • Nhóm có chỉ số PTP >15%: Bệnh nhân sẽ được tiến hành thực hiện các thăm dò không xâm lấn phù hợp
  • Nhóm có chỉ số PTP ở mức từ 5% – 15%: Sau khi xác định khả năng mắc bệnh của bệnh nhân mới tiến hành cân nhắc xem có nên thực hiện các thăm dò chẩn đoán không xâm lấn hay không
  • Nhóm có chỉ số PTP <5%: Khả năng mắc hội chứng động mạch vành của bệnh nhân rất thấp, chỉ tiến hành thực hiện chẩn đoán không xâm lấn nếu như có lý do khác bắt buộc.

chan doan benh mach vanh man tinh

Bước 5: Lựa chọn thăm dò chẩn đoán phù hợp cho bệnh nhân

Bác sĩ sẽ tiến hành lựa chọn thăm dò chẩn đoán ban đầu dựa trên khả năng mắc hội chứng động mạch vành và những đặc điểm của bệnh nhân, kinh nghiệm, tính sẵn có của thăm dò cận lâm sàng như thăm dò không xâm lấn (chụp CLVT động mạch vành qua da, siêu âm gắng sức, ECG gắng sức), thăm dò xâm lấn (chụp động mạch vành qua da). Các thăm dò xâm lấn sẽ chỉ được thực hiện cho những bệnh nhân có khả năng cao mắc các hội chứng động mạch vành, triệu chứng bệnh nặng khó kiểm soát được, đánh giá lâm sàng cho thấy có nguy cơ biến cố cao.

  • Phương pháp thăm dò không xâm lấn giúp đánh giá tổn thương giải phẫu động mạch vành đó chính là chụp CLVT động mạch vành. Thường sẽ áp dụng nếu các biện pháp không xâm lấn khác không chẩn đoán được. 
  • Điện tâm đồ gắng sức sẽ giúp đánh giá dung nạp gắng sức, rối loạn nhịp, đáp ứng huyết áp, triệu chứng và nguy cơ biến cố của người bệnh. 

Bước 6: Điều trị bệnh lý theo triệu chứng và tiến hành phân tầng nguy cơ

Khi đã phân tầng nguy cơ thì bác sĩ thực hành lâm sàng sẽ đưa ra quyết định phù hợp dựa trên toàn bộ thông tin của bệnh nhân nhằm đảm bảo giúp người bệnh có thể hưởng được nhiều lợi ích nhất. Chiến lược để điều trị sẽ bao gồm: điều trị nội khoa, tái thông động mạch vành bằng phương án can thiệp hay phẫu thuật. Việc chụp và tái thông mạch vành chính là những phương án điều trị có lợi nhất cho những người bệnh mắc hội chứng mạch vành mạn tính có nguy cơ biến chứng cao, với tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh nhân này lên đến 3%/ năm.

Trên đây là bài viết về chẩn đoán bệnh động mạch vành mạn tính và tổng hợp các thông tin liên quan đến hội chứng động mạch vành mạn tính mà Cardiac Home muốn chia sẻ đến cho các bạn. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tim mạch và thực hiện lối sống lành mạnh chính là những cách giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh, đời sống lâu dài hơn.

Cardiac Home cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm chuyên môn đang công tác tại những cơ sở hàng đầu về tim mạch tại Việt Nam mang đến cho khách hàng dịch vụ khám tim mạch tại nhà toàn diện bao gồm: khám lâm sàng, đo điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm máu,…

Trang thiết bị công nghệ y khoa hiện đại mà Cardiac Home mang lại sẽ có thể giúp các khách hàng có thể nhanh chóng biết được tình trạng sức khỏe tim mạch của bản thân, các thành viên trong gia đình từ sớm để có kế hoạch điều trị cho phù hợp mà không cần đến trực tiếp các cơ sở y tế, tốn hàng giờ đồng hồ để chờ đợi. Để giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch cho bản thân, những người thân yêu thì Cardiac Home chính là giải pháp khám bệnh tiện ích rất đáng cân nhắc!