Chăm sóc bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối theo chỉ dẫn của bác sĩ

Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ tim mạch, sáng lập viên Cardiac Home

Hiện đang công tác tại Viện Tim Mạch, Bệnh Viện Bạch Mai

 

Suy tim là một trong những bệnh tim mạch phổ biến đang có tỷ lệ người mắc ngày càng tăng cao trên thế giới. Ở Việt Nam, mặc dù chưa có một nghiên cứu chính thức nào về tỷ lệ mắc các bệnh về tim, nhưng ước tính đã lên đến 1,6 triệu người đang mắc bệnh suy tim. Nhờ những tiến bộ nhanh chóng trong y tế, những người mắc bệnh tim hiện đang có sức khỏe tốt hơn và giảm thiểu tỷ lệ tử vong so với trước. Dưới đây là lời khuyên của bác sĩ tại Cardiac Home về chăm sóc bệnh nhân suy tim mời bạn tham khảo.

Suy tim giai đoạn cuối là gì?

Suy tim giai đoạn cuối là một trong những bệnh lý phổ biến tại nước ta hiện nay, đây là giai đoạn suy tim cực kỳ nghiêm trọng (VHF) và cũng là giai đoạn cuối cùng của những bệnh nhân mắc bệnh suy tim mạn tính. Loại bệnh tim này được đặc trưng bởi các triệu chứng thường xuyên, dai dẳng mặc dù đã được điều trị. Tỷ lệ tử vong trong một năm đối với bệnh nhân mắc bệnh suy tim giai đoạn cuối là khá cao, lên tới 75%.

Người bị suy tim giai đoạn cuối có thể có một chất lượng cuộc sống tốt hơn, giảm bớt các triệu chứng suy tim nhờ vào tuân thủ điều trị và xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đúng cách.

suy tim giai doan cuoi

Mục tiêu điều trị suy tim giai đoạn cuối bao gồm:

  • Phục hồi chức năng tim được thiết kế để nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, cải thiện hoạt động thể chất và hạn chế sự tiến triển của bệnh.
  • Quá trình phục hồi chức năng cho tim là một quy trình hoàn chỉnh cần có sự hợp tác của nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân và cả gia đình. Bao gồm một chế độ ăn uống phù hợp, một thói quen tập thể dục cũng như giảm căng thẳng đầu óc và tuân thủ điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân phải được giáo dục kiến ​​thức về bệnh tim mạch và có thể tự theo dõi những triệu chứng bất thường của mình.

>>> Xem thêm: 6 nguyên nhân gây suy tim mạn tính thường gặp

Xem xét biểu hiện của bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối

Trái tim của chúng ta hoạt động với cơ chế như 1 chiếc máy bơm. Nếu tim bị suy, chức năng của nó sẽ suy giảm và tim không thể cung cấp đủ máu để nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Hậu quả gây ra tràn và ứ dịch bên trong. Một số trường hợp dưới đây chúng ta cần chăm sóc bệnh nhân suy tim tại nhà:

  • Các dấu hiệu xảy ra giai dẳng, thường xuyên của bệnh suy tim làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, mặc dù đã dùng thuốc hoặc sử dụng các biện pháp hỗ trợ nhưng không có hiệu quả.
  • Bệnh nhân thường xuyên nhập viện hoặc bị các đợt cấp mất bù mãn tính không thể chữa khỏi bằng phương pháp điều trị tối ưu
  • Bệnh nhân bị suy giảm toàn thân tiến triển cả về tinh thần và thể chất, bệnh nhân cần được hỗ trợ trong tất cả các hoạt động của cuộc sống hàng ngày.
  • Bệnh nhân không đủ điều kiện để được ghép tim, hoặc thực hiện các biện pháp hỗ trợ cơ học.
  • Bệnh nhân được đánh giá về mặt lâm sàng là gần cuối đời.

beu hien cua benh nhan suy tim giai doan cuoi

Các biện pháp chăm sóc bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối

Điều trị giảm nhẹ suy tim giai đoạn cuối chính là điều trị triệu chứng, bao gồm điều trị các dấu hiệu của bệnh tim cũng như các vấn đề sức khỏe tinh thần. Dưới đây là các biện pháp chăm sóc bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối nên sử dụng: 

  • Điều trị mệt mỏi, khó thở: Để điều trị mệt mỏi, khó thở, bạn nên duy trì dùng thuốc tăng co bóp cơ ngay tại nhà, liệu pháp oxy phù hợp, thuốc lợi tiểu tĩnh mạch để giảm phù nề…
  • Điều trị giảm đau: Trong nhiều trường hợp, morphin là thuốc được yêu cầu dưới dạng liệu pháp giảm đau tùy thuộc vào nhu cầu của bệnh nhân.
  • Điều trị trầm cảm, lo âu: Phối hợp với bác sĩ tâm lý đưa ra liệu pháp tâm lý cho người bệnh và gia đình họ để giảm bớt căng thẳng và lo âu cho bệnh nhân. 
  • Trong suốt quá trình chăm sóc bệnh nhân suy tim giảm nhẹ, bệnh nhân được hỗ trợ bởi một nhóm các y tá, người phí gia đình và các chuyên gia y tế, bác sĩ để giúp đỡ bệnh nhân. Họ luôn chuẩn bị cho tình huống cuối cùng là bệnh nhân không thể chịu đựng được bất kỳ phương pháp điều trị nào nữa.

Chế độ chăm sóc bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cực kỳ quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân suy tim các giai đoạn, một chế độ ăn uống đa dạng cung cấp đủ các chất dinh dưỡng sẽ cải thiện được các triệu chứng suy tim hiệu quả, do đó cần: 

  • Ăn nhiều rau hơn, đặc biệt là trái cây xanh, các sản phẩm từ sữa ít chất béo như cá, thịt gà nạc, trứng, các sản phẩm làm từ đậu nành và dầu thực vật.
  • Bệnh nhân suy tim đang dùng thuốc chống đông máu nên hạn chế ăn các loại rau có lá màu xanh đậm như bông cải xanh, rau bina và đậu hà Lan,.. 
  • Không ăn thực phẩm lên men như bắp cải, rau đậu, dưa chua hay các mặt hàng thực phẩm chế biến sẵn chứa chất béo.
  • Hạn chế muối, đặc biệt đối với những người bị suy tim nặng,  nên ăn dưới 1,5g muối mỗi ngày. 
  • Hạn chế tiêu thụ chất lỏng ở mức 1,5-2 lít mỗi ngày ở những bệnh nhân bị suy tim nặng để giảm bớt các triệu chứng. 
  • Nếu bạn ăn tối sớm, hãy đảm bảo rằng bữa tối không quá muộn so với giờ đi ngủ và sau khi ăn xong, bạn nên nghỉ ngơi trong 30 đến 40 phút.
  • Tránh uống rượu khi bị bệnh suy tim do rượu và hạn chế uống rượu khi mắc các bệnh tim liên quan khác.
  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển chứng xơ vữa động mạch gây thêm căng thẳng cho tim.

che do an uong cua benh nhan suy tim

>>> Xem thêm: Thực phẩm và đồ uống cho người suy tim – Tư vấn của bác sĩ

Chế độ hoạt động thể lực

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân suy tim chính là chế độ hoạt động thể lực bởi chúng đem lại rất nhiều lợi ích: Quản lý cân nặng, giúp ổn định nhịp tim, huyết áp, đường huyết và mỡ máu. Ngoài ra còn giúp xoa dịu căng thẳng và tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Chế độ tập thể dục với người suy tim bao gồm:

  • Căn cứ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và thể trạng của cơ thể, bạn có thể lựa chọn các bài tập vừa sức như đạp xe, đi bộ, ngồi thiền…
  • Những điều cần lưu ý khi tập thể dục: Tránh các hoạt động cần nhiều sức lực như chạy, nâng tạ, hoặc…, các hoạt động làm khởi phát các triệu chứng như chóng mặt, khó thở, buồn nôn, đau tức ngực, vã mồ hôi lạnh,… nếu các triệu chứng này xảy ra thì bạn nên ngừng tập, không tập khi bụng đói hoặc tập ngay sau khi ăn. 
  • Không tập thể dục ngoài trời khi thời tiết nóng, lạnh hoặc độ ẩm cao gây mệt mỏi, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây ra các vấn đề về hô hấp hoặc khó chịu ở ngực.
  • Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi ngay sau khi tập thể dục thì vào ngày hôm sau, bạn nên giảm cường độ tập luyện.

Tuân thủ phương pháp điều trị

Suốt nhiều năm qua, các nghiên cứu đã chứng minh rằng nhiều loại thuốc điều trị suy tim không chỉ làm giảm các triệu chứng mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm tỷ lệ tử vong. Các triệu chứng suy tim kéo dài dai dẳng, đó là lý do tại sao điều trị liên tục là điều cần thiết bất kể bệnh nhân có khỏe không. Không tự ý giảm, thay đổi liều lượng hoặc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác mà không hỏi ý kiến ​​​​bác sĩ.

tuan thu phuong phap dieu tri cua bac si

Một số lưu ý khách khi chăm sóc bệnh nhân suy tim

Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân suy tim bạn nên nắm rõ: 

  • Cảnh giác với các triệu chứng và dấu hiệu suy tim, trong trường hợp khó thở tăng lên, sưng phù hoặc tăng cân đột ngột hơn 2 kg trong vòng 3 ngày, nên hỏi ý kiến bác sĩ để tăng liều thuốc lợi tiểu, đây là thuốc được khuyến nghị tuân theo sự giám sát và hướng dẫn nghiêm ngặt.
  • Nếu bạn gặp một số triệu chứng sau: khó thở và thở khò khè hoặc ho trong thời gian dài và giữ nước trong các mô, chẳng hạn như sưng mắt cá chân hoặc chân liên tục mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn,.. thì ngay lập tức đến các trung tâm y tế.
  • Bệnh nhân suy tim có thể biểu hiện các triệu chứng trầm cảm và suy giảm nhận thức, do đó cần khuyến khích họ giao tiếp nhiều hơn với xã hội.
  • Theo dõi và cân bằng lượng nước uống hàng ngày của bạn, đặc biệt là trong khi đi du lịch và ở những nơi nhiệt độ nóng. 
  • Tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ về hoạt động tình dục, những bệnh nhân khỏe mạnh có thể trở lại hoạt động tình dục bình thường mà không làm suy giảm các triệu chứng do suy tim. Tuy nhiên cần phải thận trọng khi dùng thuốc để điều trị chứng rối loạn cương dương.
  • Rối loạn giấc ngủ và hô hấp thì các phương pháp chăm sóc bệnh nhân suy tim bao gồm: giảm cân cho bệnh nhân béo phì, bỏ hút thuốc và hạn chế sử dụng rượu, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

>>> Xem thêm: Suy tim phân suất tống máu bảo tồn: Nguyên nhân và các yếu tố tác động

Suy tim là một bệnh lý mãn tính và điều trị căn bệnh này cũng là một quá trình lâu dài. Kết quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác giữa bệnh nhân và gia đình. Qua những thông tin chia sẻ trên, mong rằng người bệnh nắm được thông tin về cách chăm sóc bệnh nhân suy tim. Từ đó giúp bệnh nhân có một cuộc sống chất lượng hơn với một trái tim khỏe mạnh. 

Nếu đang có bất cứ vấn đề gì về tim mạch, bạn có thể liên hệ với dịch vụ thăm khám tim mạch tại nhà Cardiac Home. Với đội ngũ bác sĩ tim mạch chuyên nghiệp, đào tạo bài bản và luôn cập nhật kiến thức mới, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán bệnh sớm nhất qua các xét nghiệm lâm sàng, điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm máu,…  Giúp theo dõi bệnh nhân suy tim và bệnh nhân có các vấn đề tim mạch một cách tốt nhất. Cardiac Home sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy bảo vệ cho sức khỏe tim mạch của bạn.