Bạn đang gặp phải các vấn đề bất thường về nhịp tim, thường xuyên khó thở, cảm giác trống ngực đập liên hồi và xuất hiện những cơn đau tức ngực đột ngột không rõ nguyên do? Có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh lý tim mạch – rối loạn nhịp tim. Căn bệnh chiếm đến hơn 80% trường hợp đột tử hiện nay, nên việc hiểu biết về các nhóm thuốc trị rối loạn nhịp tim là rất cần thiết đối với người bệnh. Vậy hãy cùng Cardiac Home tìm hiểu bệnh rối loạn nhịp tim uống thuốc gì để thuyên giảm ngay sau đây nhé!
Các nhóm thuốc chống rối loạn nhịp tim bạn nên biết
Rối loạn nhịp tim là hiện tượng dùng để chỉ khi tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều và lúc này bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để chúng ổn định trở lại.
Các nhóm thuốc điều trị rối loạn nhịp tim và cơ chế của chúng cụ thể được phân thành 4 nhóm chính, dựa trên cơ chế tác động lên tế bào cơ tim như sau:
- Nhóm I – Thuốc chẹn kênh natri
- Nhóm II – Thuốc chẹn beta
- Nhóm III – Thuốc chẹn kênh kali
- Nhóm IV – Thuốc chẹn kênh canxi
Sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim chậm, nhanh là phương pháp được áp dụng phổ biến thời gian gần đây bởi mang lại hiệu quả tức thì. Tuy vậy, các loại thuốc này vẫn có mặt hạn chế khi kéo theo nhiều tác dụng phụ không mong muốn (hạ nhịp tim quá mức hoặc hiện tượng rối loạn nhịp tim diễn ra thường xuyên hơn) nếu dùng trong thời gian dài.
Do đó, người bệnh cần theo dõi các phản ứng của cơ thể, tái khám định kỳ, sử dụng liều lượng đúng chỉ dẫn và cần liên hệ ngay cho bác sĩ nếu thấy các dấu hiệu bất thường.
Các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim thông dụng nhất
Dưới đây là các loại thuốc mà bạn sẽ thường thấy trong quá trình điều trị bệnh rối loạn nhịp tim như:
Thuốc chống loạn nhịp tim
Là những loại thuốc dạng viên uống có tác dụng điều chỉnh nhịp tim, khôi phục nhịp tim bình thường và thường được kê đơn uống lâu dài. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp bác sĩ có thể chọn cách tiêm thẳng vào tĩnh mạch nhằm giúp người bệnh ổn định nhanh chóng.
Một số loại thuốc thường dùng gồm có: Amiodarone (Cordarone, Pacerone); Flecainide (Tambocor); Ibutilide (Convert); Lidocain (Xylocaine); Procainamide (Procan, Procanbid); Propafenone (Rythmol); Quinidine; Tocains (Tonocarids),…
Thuốc chẹn kênh canxi
Đây là loại thuốc thường được dùng phổ biến để làm giảm đi các cơn đau thắt ngực, khi huyết áp tăng cao hoặc bị rối loạn nhịp tim. Chúng có khả năng giãn mạch máu, nhờ đó máu lưu thông được tốt hơn đến các bộ phận, đặc biệt là tim giúp giảm đau hiệu quả.
Hầu hết, thuốc chẹn kênh canxi thuộc dạng viên nén bao gồm: Amlodipine (Norvasc); Diltiazem (Cardizem, Tiazac); Felodipine; Isradipine; Nicardipine (Cardene SR); Nifedipine (Procardia); Nisoldipine (Sular); Verapamil (Calan, Verelan, Covera-HS).
Thuốc chẹn beta
Bác sĩ thông thường sẽ kê đơn thuốc chẹn beta cho bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc chứng nhịp tim nhanh. Tác dụng chính của loại thuốc này là ngăn chặn hoạt động của hormone adrenaline, từ đó có thể lạm chậm dần nhịp tim của bạn.
Thuốc chẹn beta bao gồm: acebutolol (Sectral); atenolol (Tenormin); bisoprolol (Zebeta); metoprolol (Lopressor, Toprol-XL); nadolol (Corgard); propranolol (Inderal LA, InnoPran XL),…
Nếu sử dụng thuốc chẹn beta bạn nên chuẩn bị trước tâm lý vì có thể gặp phải một số tác dụng phụ như mệt mỏi, lạnh chân tay, đau đầu và đôi khi chúng còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Thuốc chống đông máu
Rối loạn nhịp tim là một trong những nguyên nhân hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn dẫn đến bệnh đột quỵ. Ngoài ra, máu đông có thể gặp ở những người mắc bệnh rung nhĩ, nhịp nhanh thất, nhịp nhanh kịch phát trên thất,…
Nên bệnh nhân cần được kê thuốc chống đông máu, nhưng thuốc chỉ có tác dụng làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông chứ hoàn toàn không làm tan cục máu.
Các loại thuốc chống đông máu thường dùng như Aspirin, Acenocoumarol (Sintrom), Warfarin (Coumadin, Jantoven), Clopidogrel (Plavix – Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu), Dabigatran (Pradaxa), Rivaroxaban, Apixaban,…
Ngoài ra, thuốc Digoxin và Adenosine cũng là hai loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh rối loạn nhịp tim. Với công dụng giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất và gia tăng co bóp tim, giãn tĩnh mạch giúp kiểm soát tốt nhịp tim ở người bệnh.
>>> Có thể bạn quan tâm: Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?
Chúng ta đều biết, rối loạn nhịp tim là nỗi lo của nhiều bệnh nhân tuy nhiên vẫn có thể khống chế chúng bằng cách sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim kể trên theo hướng dẫn của bác sĩ để có được trái tim khỏe mạnh.
Cardiac Home cung cấp dịch vụ tư vấn và khám tim mạch chuyên nghiệp tại nhà, sở hữu đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao đến từ những bệnh viện uy tín. Đảm bảo giúp bạn tiết kiệm thời gian, không phải chờ đợi kết quả lâu cùng với mức chi phí vô cùng phải chăng. Để nâng cao sức khỏe tim mạch cho bản thân cũng như gia đình, hãy liên hệ đến cho Cardiac Home ngay hôm nay.