Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em là một dạng dị tật ở tim và có thể phát hiện khi trẻ còn trong bào thai. Bệnh này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe trẻ hoặc có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm sau khi sinh chữa trị kịp thời.
Khái niệm chung về bệnh tim bẩm sinh
Bệnh tim bẩm sinh hay còn gọi là dị tật bẩm sinh (CDH) liên quan đến những dị tật ở van tim, buồng tim hay cơ tim. Khi cấu trúc tim bị khiếm khuyết sẽ ảnh hưởng tới các chức năng và quá trình vận hành của tim. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trong cơ thể.
Đây là một dạng dị tật phổ biến ở trẻ sơ sinh và cũng là nguyên nhân gây tử vong đa số của các ca dị tật bẩm sinh ở trẻ em. Dị tật bẩm sinh có thể xuất hiện khi trẻ vẫn còn trong bào thai và có thể vẫn tồn tại khi trẻ được sinh ra. Ngày nay, các loại máy móc và công nghệ siêu âm hiện đại hơn nên có thể phát hiện bệnh vào tuần 18 của thai kỳ. Y học đã phát triển rất nhiều trong hàng thập kỷ qua nên hầu như các trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh đều có thể sống khỏe mạnh sau khi trưởng thành.
Nguyên nhân gây ra bệnh dị tật bẩm sinh ở trẻ em
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em có thể được hình thành do nhiều nguyên nhân, có thể do di truyền hoặc các yếu tố bên ngoài gây ra. Có thể phân thành hai loại nhóm yếu tố chính gây ra bệnh tim bẩm sinh như:
- Yếu tố di truyền từ người thân: Di truyền trong gia đình có thể diễn ra trong nhiều thế hệ. Ngoài ra có thể do rối loạn nhiễm sắc thể (NST 13,18,22,21).
- Yếu tố ngoại lai bên ngoài: Bệnh tim bẩm sinh cũng có thể hình thành do môi trường sống và các thói quen sinh hoạt không lành mạnh như sử dụng các loại chất kích thích, các loại thuốc phá thai, tiếp xúc sớm với tia X-quang. Ngoài ra việc mắc bệnh béo phì hay tiểu đường khi mang thai cũng có thể là nguyên nhân tạo ra bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
>>> Xem thêm: Triệu chứng khó thở hụt hơi tim đập nhanh có ý nghĩa gì?
Một số triệu chứng nhận biết bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em
Bệnh tim bẩm sinh nếu được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời có thể hạn chế được các tác động xấu. Dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có thẻ bao gồm các triệu chứng sau:
- Trẻ sinh ra không khóc và cơ thể tím tái
- Trẻ bị ho và thở khò khè, bệnh tái đi tái lại nhiều lần
- Cơ thể xanh xao, da tái hay vã mồ hôi lạnh
- Phần ngực lõm, thở bất thường, tim đập nhanh
- Có thể bị viêm phổi lặp đi lặp lại
- Thể chất chậm phát triển
Khi một đứa trẻ xuất hiện một trong các dấu hiệu này, bố mẹ cần phải theo dõi thường xuyên và đưa bé đi khám nhanh chóng để có thể tìm ra nguyên nhân kịp thời và không bỏ lỡ giai đoạn vàng trong chữa trị.
Các loại tim bẩm sinh ở trẻ em
Tim bẩm sinh tím (Shunt phải – trái)
Biểu hiện rõ nhất của chứng bệnh này là trẻ bị tím tái do máu không đủ oxy. Tứ chứng Fallot thường gặp với 4 loại dị tật chính ở tim và thường đi kèm với các bệnh khác như hội chứng Down hay hở hàm ếch. Bệnh có thể được phát hiện sau khi trẻ sinh ra được 5-6 tháng.
Bệnh tim bẩm sinh không tím (Shunt phải – trái)
Bệnh này thường có mức độ nguy hiểm thấp hơn. Một số trẻ không thể phát hiện bệnh sớm do không có các triệu chứng cụ thể. Bố mẹ có thể lưu ý một số biểu hiện sau để có thể thăm khám kịp thời: trẻ ít khóc, không thể bú sữa trong thời gian dài, thể chất chậm phát triển.
Một số phương pháp chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh
Các triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh có thể xuất hiện ngay hoặc tiềm ẩn. Nếu không được phát hiện kịp thời có thế tử vong hoặc gây ra các di chứng xấu sau này. Các bác sĩ thường khuyên rằng nên sàng lọc CCHD bằng cách đo độ bão hoà oxy cho trẻ sơ sinh trước khi xuất viện nếu trẻ có các triệu chứng kể trên.
Ngoài ra, Nếu trẻ sơ sinh có dấu hiệu nghi ngờ có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán sau:
- Đo độ bão hoà oxy máu qua da
- Siêu âm tim hoặc chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp
- Sử dụng phương pháp chẩn đoán khác như chụp X quang hoặc đo điện tâm đồ để xác định
>>> Có thể bạn quan tâm: Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em mà Cardiac muốn chia sẻ tới các bậc độc giả. Hy vọng rằng những chia sẻ này có thể giúp các bậc bố mẹ trang bị thêm kiến thức để giúp cho trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh hơn.
Trong trường hợp bạn đang có thắc mắc về căn bệnh này thì hãy liên hệ ngay với Cardiac Home để nhận được tư vấn kịp thời nhé! Cardiac Home có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa Tim mạch chất lượng từ bệnh viện Trung Ương có thể đưa ra lời khuyên tốt nhất cho bạn.