Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không?

Các triệu chứng rối loạn nhịp tim thường bao gồm hồi hộp, đau thắt ngực, ngất xỉu, mệt mỏi và thở gấp. Bệnh gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, ngoài những dạng khó điều trị thì rối loạn nhịp tim vẫn có thể cải thiện bằng nhiều phương pháp. Cùng tham khảo những thông tin dưới đây để giải đáp thắc mắc bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không. 

Chẩn đoán rối loạn nhịp tim

Khi có triệu chứng nghi bị rối loạn nhịp tim, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán bằng các phương pháp y khoa, bao gồm:

  • Hỏi về triệu chứng bệnh, lịch sử mắc bệnh.
  • Khám lâm sàng.
  • Theo dõi diễn biến bệnh bằng điện tim Holter 24 giờ để ghi lại hoạt động trong suốt cả ngày của bệnh nhân.
  • Điện tâm đồ.
  • Siêu âm: Theo dõi hình ảnh về cấu trúc, kích thước và chuyển động của tim.
  • Kiểm tra nhịp tim của bệnh nhân ở thời điểm xuất hiện triệu chứng rối loạn nhịp tim.
  • Kiểm tra sức lực: Rối loạn nhịp tim biểu hiện rõ nhất vào lúc bệnh nhân đang cố gắng dùng sức, chạy bộ hoặc đạp xe đạp tại chỗ.
  • Kiểm tra các bệnh khác nhau với các triệu chứng tương tự.
  • Máy ghi điện tâm đồ dưới da: Giúp theo dõi và phát hiện tốc độ bất thường của tim.
  • Theo dõi nhịp tim và huyết áp bằng cách cho bệnh nhân đổi tư thế nằm ngang và đứng lên.
  • Đo điện sinh lý.
  • Kiểm tra xem có sự bất thường ở tuyến giáp không.

Tùy vào tình trạng, biểu hiện rối loạn nhịp tim và tiền sử bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp chẩn đoán phù hợp. Khi xác định được nguyên nhân chính gây rối loạn nhịp tim hoặc các bệnh lý khác, bác sĩ sẽ tìm ra liệu trình điều trị phù hợp.

>>> Xem thêm: Rối loạn nhịp tim nhanh dẫn tới đột quỵ bạn biết chưa

Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không?

Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân gây bệnh:

Trường hợp rối loạn nhịp tim có thể chữa khỏi

Thông thường, loại rối loạn nhịp tim xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài tim, không tổn thương cơ tim sẽ dễ dàng chữa khỏi khi loại bỏ hoàn toàn các yếu tố gây bệnh ban đầu. Đây là trạng thái nhịp tim nhanh do bệnh cường giáp, bệnh tắc nghẽn mạch, sốt, thiếu máu, mất nước, rối loạn điện giải, sử dụng chất kích thích, tác dụng phụ của thuốc điều trị,…

Trường hợp rối loạn nhịp tim khó chữa

Nếu dạng rối loạn nhịp phát ra từ vấn đề bệnh lý thì sẽ khó chữa khỏi hoàn toàn. Đó là trường hợp bệnh mạch vành, suy tim, tổn thương cơ tim, hội chứng Brugada, rối loạn nhịp nguyên phát, rối loạn nhịp tim không rõ nguyên nhân,…

Khi đó, mục tiêu chữa trị chủ yếu là kiểm soát triệu chứng và giảm nhịp tim. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đó là việc làm không dễ dàng vì tim đã bị tổn thương khó phục hồi.

Có những dạng rối loạn nhịp tim rất khó chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu biết kết hợp đúng các phương pháp điều trị. Theo đó là xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học thì bệnh nhân mới có cơ hội đạt được mục tiêu kiểm soát triệu chứng bệnh.

Các phương án điều trị rối loạn nhịp tim

Tùy vào từng loại rối loạn nhịp tim mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp chữa trị khác nhau như sau:

Điều trị nhịp tim chậm

Có thể dùng thuốc nhưng nếu không hiệu quả, bác sĩ sẽ cấy máy tạo nhịp tim dưới cơ ngực cho bệnh nhân. Máy sẽ hỗ trợ tạo xung điện, hỗ trợ kích thích và khôi phục nhịp tim, tránh cho bệnh nhân khỏi bị đột tử.

Điều trị nhịp tim nhanh

Có nhiều phương pháp được bác sĩ sử dụng để điều trị nhịp tim nhanh như:

  • Thuốc điều trị: Thuốc chống loạn nhịp tim để kiểm soát và phục hồi nhịp tim trở lại bình thường.
  • Liệu pháp phế vị: Dùng để ngăn chặn chứng nhịp nhanh bằng cách tác động lên dây thần kinh phế vị và hệ thống thần kinh kiểm soát nhịp.
  • Đốt điện: Các sóng điện sẽ đốt những ổ tim chứa bệnh lý để ngăn chặn nhịp tim không đều, nhịp nhanh.
  • Sốc chuyển nhịp tim: Giúp tác động lên các xung điện để phục hồi nhịp tim về lại bình thường.

>>> Tham khảo thêm: Các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim thường sử dụng

Phẫu thuật

Khi các phương pháp can thiệp trên không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị chứng rối loạn nhịp tim cho bệnh nhân, bao gồm:

  • Kỹ thuật bắc cầu mạch Vành: Cải thiện lưu lượng máu đến tim, đây là phương pháp được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh động mạch vành gây nên chứng rối loạn nhịp tim nặng.
  • Phẫu thuật Maze: Bác sĩ sẽ dùng dao rạch các đường lên tầng nhĩ tim để tạo ra các mô sẹo làm được đi xung điện gây loạn nhịp tim bị cắt.

Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân, chế độ sinh hoạt và phương pháp điều trị của người bệnh. Để sớm có được nhịp tim ổn định và trở về sinh hoạt bình thường, bệnh nhân cần xây dựng lối sống mạnh lành và khoa học ngay hôm nay!