5 dấu hiệu đột quỵ khi ngủ nguy hiểm bạn cần biết

Đột quỵ khi ngủ không phải là hiếm và chiếm từ 7 – 8 phần trăm trong tất cả các cơn đột quỵ. Những người bị đột quỵ khi ngủ có nguy cơ tử vong và bị thương tật vĩnh viễn cao hơn những người khác. Vì vậy, điều quan trọng là phải biết dấu hiệu đột quỵ khi ngủ để chú ý và có hành động thích hợp trong trường hợp chúng ta hoặc người thân bị đột quỵ.

1. Hoa mắt chóng mặt

Tai biến mạch máu não hay đột quỵ khi ngủ là một tình trạng rất nguy hiểm, có nguy cơ gây tàn tật hoặc tử vong cao nhất trên toàn cầu. Tình trạng này xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho các tế bào não bị cắt giảm nghiêm trọng và một mạch máu bên trong não bị vỡ gây xuất huyết não. 

Tắc nghẽn mạch máu khi ngủ khiến các tế bào não ngừng hoạt động vì không đủ oxy và chất dinh dưỡng nuôi não. Đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ngay cả khi người bệnh đang ngủ hay thức. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu cho thấy đột quỵ khi ngủ có nguy cơ tử vong cao hơn do không kịp xử lý và chữa trị. Do đó cần nắm rõ những dấu hiệu đột quỵ khi ngủ để có hướng giải quyết đúng nhất. 

Một trong những dấu hiệu đột quỵ khi ngủ quan trọng nhất là hoa mắt chóng mặt đột ngột. Đó là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang bị giảm đáng kể lưu lượng máu não. Điều này có thể khiến bệnh nhân có nước da nhợt nhạt cũng như chóng mặt và đứng không vững, đặc biệt là khi đứng lên. Nếu hiện tượng này lặp lại thường xuyên, bạn cần đặc biệt thận trọng vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị đột quỵ.

2. Bị rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ cũng là một trong những dấu hiệu dễ thấy đối với bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ khi ngủ mà bạn không nên bỏ qua. Nếu mắc chứng khó ngủ, người bệnh thường xuyên gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, buồn nôn triền miên, đau đầu, mất ngủ, khó vào giấc hoặc ngủ không sâu giấc hay thức giấc lúc nửa đêm,… 

Những tình trạng này kéo dài khiến người bệnh hay cáu gắt, cơ thể mệt mỏi, giảm khả năng tập trung và ghi nhớ. Do đó việc điều chỉnh giấc ngủ một cách hợp lý cũng là một trong những biện pháp giúp bệnh nhân giảm gặp phải tình trạng đột quỵ. 

3. Đau nhức, buồn nôn

Nếu bệnh nhân đang có các triệu chứng đau nhức, thường xuyên buồn nôn hoặc nôn trong đêm thì cần phải lưu ý, đặc biệt là những người có tiền sử đau nửa đầu. Lý do là vào ban đêm, khi các chức năng khác của cơ thể bị suy giảm và máu đặc hơn bình thường.

Bệnh nhân rất dễ rơi vào tình trạng xuất huyết cục máu đông, gây tắc nghẽn não liên quan đến đột quỵ. Nhiều nghiên cứu cũng cho biết rằng buồn nôn và nhức đầu dai dẳng, dữ dội là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh nhân đột quỵ.

>>> Tham khảo thêm: 10 triệu chứng tai biến mạch máu não bạn đã biết chưa

4. Cơ thể bị mệt mỏi, chân tay tê cứng

Những bệnh nhân bị tê chân tay, mệt mỏi, khó chịu nên đặc biệt thận trọng vì đây cũng là dấu hiệu đột quỵ khi ngủ. Tay chân có thể tê bì cả hai mặt, cảm giác tê bì một bên cơ thể cũng là dấu hiệu của đột quỵ. Đây là một trong những dấu hiệu thường thấy nhất ở bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao, nhất là đối với người lớn tuổi. 

Bệnh nhân cũng có thể biểu hiện các triệu chứng như không thể cầm nắm đồ vật, cảm thấy yếu ớt, không thể nâng đồng thời cả hai cánh tay lên trên đầu và khó cử động hai bên. Khi có những dấu hiệu như trên bệnh nhân cần liên hệ nhanh chóng với bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán kịp thời. Tránh xảy ra tình trạng đột quỵ khi ngủ ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng. 

5.  Chảy nước miếng một bên

Một dấu hiệu đột quỵ khi ngủ không nên bỏ qua chính là chảy nước miếng 1 bên khi ngủ, vì đây là dấu hiệu ban đầu phổ biến của đột quỵ, đi kèm với đó là miệng cười méo, mắt nhếch về 1 bên. Những triệu chứng này là do não thường xuyên bị thiếu oxy và máu, ảnh hưởng đến vỏ não và gây ra các vấn đề về lưỡi. Trong trường hợp thiếu máu lên não, thiếu oxy ở bệnh nhân xơ vữa động mạch có thể khiến bệnh nhân ngáp bất đắc dĩ dù đã ngủ đủ thời gian hoặc đi ngủ đúng giờ.

>>> Xem thêm: 6 nguyên nhân tai biến mạch máu não phổ biến thường gặp

Đột quỵ khi ngủ là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm cũng như khó phát hiện và điều trị. Hy vọng thông tin liên quan đến các dấu hiệu đột quỵ khi ngủ trong bài viết trên đây sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển tình trạng này. Bạn sẽ có thể dễ dàng nhận ra những dấu hiệu này ở bản thân hoặc những người xung quanh để nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu thích hợp và kịp thời.