Rối loạn nhịp tim đang là căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống và đang dần trở nên trẻ hóa. Nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời, chúng có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Do đó, chẩn đoán căn bệnh này như thế nào và điều trị rối loạn nhịp tim sao cho hiệu quả? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu được phần nào về các câu hỏi trên.
Chẩn đoán rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim được xem là bệnh tim đặc trưng bởi tần số hoặc nhịp tim đập bất thường. Để chẩn đoán bệnh nhân có rối loạn nhịp tim hay không, bác sĩ sẽ tiến hành thu thập các thông tin và tình trạng bằng các cách sau:
- Thăm hỏi về triệu chứng bệnh và tiền sử y tế
- Tiến hành khám lâm sàng
- Theo dõi nhịp bằng điện tim Holter, sử dụng điện tâm đồ, cho siêu âm tim
- Theo dõi các triệu chứng
- Thực hiện test gắng sức
- Tiến hành các xét nghiệm cần thiết cho quá trình chẩn đoán rối loạn nhịp tim
Tùy vào tình trạng biển hiệu mà bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán phù hợp với bệnh nhân. Đôi khi tình trạng loạn nhịp có thể là biểu hiện của rối loạn nhịp tim nhưng cũng không ngoại trừ đây là biểu hiện của một số bệnh lý khác.
Những phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim phổ biến
Bởi vì đây là bệnh lý khá nguy hiểm, vậy nên tùy vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị sao cho phù hợp với từng cá nhân. Hiện nay, 2 phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim được áp dụng bao gồm:
Đối với nhịp chậm
Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc hằng ngày để kiểm soát tình trạng bệnh. Tuy nhiên nếu việc điều trị thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ sử dụng 1 thiết bị gọi là máy tạo nhịp tim để cấy bên dưới cơ ngực. Máy này có tác dụng hỗ trợ tạo xung điện, từ đó kích thích và khôi phục tần số tim cần thiết, tránh gây đột tử.
Đối với nhịp nhanh
Đối với nhóm bệnh nhân này, bác sĩ có thể sử dụng nhiều phương pháp điều trị như:
- Sử dụng thuốc: Các loại thuốc chống loạn nhịp nhằm giúp kiểm soát tình và khôi phục nhịp đập về mức bình thường.
- Phế vị: Sử dụng để chặn nhịp nhanh trên thất nhờ vào sự tác động lên dây thần kinh phế vị và các dây thần kinh kiểm soát nhịp tim.
- Đốt điện: Sử dụng các sóng điện đốt những ổ nhịp tim bệnh lý hoặc đường dẫn điện học phụ của tim, nhờ đó nhịp tim trở nên đều hơn.
- Sốc chuyển nhịp: Giúp tạo tác động lên xung điện, từ đó khôi phục nhịp tim về trạng thái bình thường.
Nếu 2 biện pháp điều trị rối loạn nhịp tim kể trên không hiệu quả, bác sĩ sẽ có phương pháp can thiệp sâu hơn là chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân.
>>> Xem thêm: Rối loạn nhịp tim nhanh dẫn tới đột quỵ bạn biết chưa
Những nhóm thuốc điều trị rối loạn nhịp tim
Cho đến thời điểm hiện tại, việc điều trị rối loạn nhịp tim vẫn ưu tiên dùng thuốc trước. Khi việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả, các bác sĩ mới xem xét những biện pháp can thiệp lên tim. Dưới đây là một số nhóm thuốc trị rối loạn nhịp tim thường được sử dụng:
- Thuốc chống loạn nhịp: Đây là loại thuốc giúp kéo dài thời gian trơ của tim. Nhờ đó, bệnh nhân khi sử dụng thuốc sẽ ngăn nhịp tim tự động bất thường.
- Thuốc chẹn beta: Đây là loại thuốc giúp làm chậm nhịp và thư giãn cơ của tim, đồng thời làm giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất.
- Thuốc chẹn kênh canxi: Đây là loại thuốc giúp làm giãn mạch, đồng thời cũng hỗ trợ giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất.
Mỗi loại thuốc khác nhau đều có các cách sử dụng khác nhau và cần được bác sĩ kê rõ liều lượng sử dụng. Vậy nên bệnh nhân mắc bệnh rối loạn nhịp tim luôn cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Nếu sử dụng thuốc sai cách, bệnh nhân đôi khi sẽ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như:
- Rối loạn nhịp tim trở nên trầm trọng
- Sưng phù chân
- Sạm da
- Mắt mờ
- Dị ứng thuốc
- Táo bón, tiêu chảy
Chế độ sinh hoạt để điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng cần phải chú ý một vài vấn đề trong quá trình sinh hoạt. Trong quá trình điều trị rối loạn nhịp tim, bệnh nhân nên áp dụng chế độ sinh hoạt lành mạnh, phù hợp với cơ thể như:
- Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm tốt cho tim trong khẩu phần ăn hàng ngày
- Tập thể dục thể thao với các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp hằng ngày.
- Tránh hút thuốc, uống rượu, bia, cà phê và sử dụng các chất kích thích.
- Duy trì cân nặng ở mức phù hợp, kiểm soát lượng cholesterol và huyết áp.
Trên đây là các thông tin liên quan đến việc điều trị rối loạn nhịp tim mà bạn có thể quan tâm. Nếu có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ kiểm tra tim mạch tại nhà hãy liên hệ CARDIAC HOME để được hỗ trợ sớm nhất.